Hơn 10 năm dạy chữ Nôm – Dao cho con em dân tộc mình, cụ Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã dạy cho trên 100 người. Điều đặc biệt là cả người dạy và người học đều tự nguyện nhằm giữ bản sắc văn hóa. Song ở tuổi 80, cụ lo lắng: Văn hóa dân tộc bị mai một, nhiều nhất lại là chữ “đức. Một chữ thôi nhưng chứa đựng bao điều răn tốt đẹp của cha ông. Vậy nhưng ngày càng nhiều người không thích học hoặc không kiên trì được. Có lớp lúc đầu 130 người nhưng chỉ còn 30 người theo đến cùng. Bây giờ, không ít người đạo đức xuống cấp đáng lo ngại, cờ bạc, đánh nhau…, chỉ quan tâm kiếm tiền, thậm chí bất chấp mọi cách và cho rằng học cái khác mới làm quan, ra tiền, chứ học chữ dân tộc chỉ mất thời gian?!
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) sau nhiều năm miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân tộc Mường cũng trăn trở về sự mai một giá trị văn hóa. Trẻ con không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết đánh chiêng, xa lạ với mo Mường, không biết và không thích mặc trang phục dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian… của dân tộc mình. Nhiều thanh niên đi công nhân xa, nơi đó lại không có điều kiện, môi trường văn hóa.
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: Trẻ con không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết đánh chiêng, xa lạ với mo Mường, không biết và không thích mặc trang phục dân tộc, những làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian… của dân tộc mình
1 bình luận về “Hơn 10 năm dạy chữ Nôm – Dao cho con em dân tộc mình, cụ Bàn Văn Thân ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã dạy cho trên 100 người. Điều đ”