I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?
Trần Đăng Khoa

Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ
Trăng ơi từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân

Trăng ơi từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em

​ 1968
​(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời,
​NXB Văn hóa dân tộc)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A. Gieo vần lưng.​ B. Gieo vần chân.
C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.​C. Gieo vần linh hoạt.
Câu 2. (0,5 điểm) Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?
A. Quả chín.
B. Mắt cá.
C. Quả bóng.
D. Cánh rừng xa.
Câu 3. (0,5 điểm) Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?
​A. Bà nội.
​B. Người mẹ.
​C. Cô giáo.
​D. Trẻ thơ.
Câu 4. (0,5 điểm) Trong bài thơ tác giả đã mấy lần sử dụng biện pháp tu từ so sánh?
​A. Một lần.
​B. Hai lần.
​C. Ba lần.
​D. Bốn lần.
Câu 5. (1,0 điểm) Hình ảnh trăng xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ đã bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình với trăng như thế nào?
Câu 6. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề bài thơ Trăng ơi từ đâu đến?
Câu 7. (1,0 điểm) Cảm nhận của em về ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài thơ:
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em
Câu 8. (1,0 điểm) Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, em thấy mình cần phải làm gì để bộc lộ tình cảm của em với quê hương yêu, đất nước?

1 bình luận về “I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?”

  1. C1:
    B. Gieo vần chân
    -> Gieo ở cuối dòng thơ ( a, i, ơi, ân)
    C2:
    A. Qủa chín
    -> Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà
    C3:
    D. Trẻ thơ
    -> Những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu ấy được nhìn thông qua đôi mắt của trẻ thơ.
    C4:
    C. Ba lần
    -> Trăng hồng như quả chín
    Lửng lơ lên trước nhà
    Trăng tròn như mắt cá
    Chẳng bao giờ chớp mi
    Trăng bay như quả bóng
    Bạn nào đá lên trời
    => Ba lần
    C5:
    Bộc lộ tình cảm yêu quý, mến mộ, ngây thơ, đồng thời coi trăng như là người bạn hiền để mà đùa giỡn, đùa vui.
    C6:
    Nhan đề ấy biểu thị:
    + Sự ngây thơ của đứa bé, đồng thời như tự hỏi lấy chính mình rằng, Trăng từ đâu đến mà soi lấy khắp muôn trời.
    C7:
    Cảm nhận:
    + Ý hỏi ngây thơ rằng, làm gì có nơi nào sáng hơn đất nước, đẹp đẽ hơn đất nước của chúng ta.
    + Tạo ra sự ngây thơ của nhân vật, thắc mắc.
    C8:
    Em thấy mình cần phải:
    + Yêu quý, sẵn sàng làm cho quê hương, đất nước rạng danh

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới