I. ĐỌC HIỂU “Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lố

I. ĐỌC HIỂU
“Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bửa cơm chỉ có vài ba món rấ giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! ”
Câu hỏi:
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn?
Câu 3: Câu “Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào ? tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4: Nôi dung chính của đoạn văn trên là gì? chỉ ra câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn trích?
Câu 5: từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn từ 3-5 câu nêu tình cảm của em đối với Bác Hồ ?
( Lưu ý: Câu 5 không được chép mạng)

1 bình luận về “I. ĐỌC HIỂU “Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lố”

  1. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm ” Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng. 
    Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nghị luận, kết hợp miêu tả, đan xen biểu cảm. Tác giả gửi gắm trong đoạn văn là tình cảm quý trọng và kính trọng, yêu quý Bác.
    Câu 3: Câu “Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.”
    -> Đã thành công sử dụng BPTT liệt kê.
    – Liệt kê ở các hình ảnh: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
    => Tác dụng:
    – Liệt kê các mặt giản dị của Bác.
    – Tô đẹp thêm phẩm chất giản dị đáng quý của Bác.
    – Giúp ta hiểu rõ và sâu sắc hơn về đức tính giản dị.
    Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích trên nói về đức tính giản dị của Bác qua những hình ảnh, chi tiết cụ thể.
    – Câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn trích: Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết.
    Câu 5: Sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em càng thêm yêu quý và kính trọng Bác. Người đã dạy cho chúng ta không chỉ bài học về phẩm chất giản dị đáng quý này mà còn dạy cho chúng ta những bài học đáng giá khác. Bác chính là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Dù có đi xa bốn phương trời thì Người cha già vẫn sẽ luôn sống mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới