I. ĐỌC HIỂU Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nhà gác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mù

I. ĐỌC HIỂU
Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian…
Câu 1. Nêu nội dung của hai khổ thơ trên?
Câu 2. Những chi tiết nào thể hiện đức tính cao đẹp ấy?
Câu 3. Thế nào là phép liệt kê? Xác định phép liệt kê được dùng ở khổ thơ thứ nhất.
Câu 4. Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 dòng) giải thích về lòng khiêm tốn.

1 bình luận về “I. ĐỌC HIỂU Đọc hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nhà gác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mù”

  1. Câu 1: 
    ND của khổ 1: Nói về những đồ đạc thô sơ, mộc mạc, giản dị của Bác. Qua đó thể hiện đức tính chân chất, giản dị, mộc mạc của Bác  
    ND khổ 2: Nói về những đồ đạc giản dị, đơn giản, cũ nát mà Bác thường mặc để đi làm việc. Qua đó thể hiện đức tính chân chất, giản dị, mộc mạc của Bác 
    Câu 2: 
    Những chi tiết thể hiện điều đó: 
    Nhà gác đơn sơ, một góc vườn” 
    ” Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
    Bác vẫn thường đi giữa thế gian…” 
    Câu 3: 
    – Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. 
    – B.f.t.t liệt kê: Nhà gác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. 
    Câu 4: 
    Từ nội dung của đoạn trích trên, em đã có những suy nghĩ sâu sắc, thấm thía về lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới