kể chuyện về một nhân vật lịch sử có thật mà em biết. ( bài văn nhé mn)

kể chuyện về một nhân vật lịch sử có thật mà em biết. ( bài văn nhé mn)

1 bình luận về “kể chuyện về một nhân vật lịch sử có thật mà em biết. ( bài văn nhé mn)”

  1. Trong số những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại  tướng  Võ Nguyên Giáp- Người Anh Cả của” bộ đội Cụ Hồ”, vị tướng huyền thoại đầy tự hào trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và trong lịch sử thế giới hiện đại có một vị trí nổi bật. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại Tướng chính là hiện thân sinh động và cảm động của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp hội tụ tính cách, phẩm  chất  vừa kiên trì, bền bỉ, phòng xa, lo trước, tính toán kỹ, cần kiệm, chắt chiu và tố chất của nhà chính trị- quân sự đại tài.Trong cuộc sống thường ngày, đại tướng thực sự là người  công, giản dị và chu đáo. 
        mỗi lần Đại Tướng về quê, các cụ đồng niên với đại tướng còn sống, bao giờ đại tướng cũng mời đến nói chuyện, uống nước, ăn cơm. Trong câu chuyện của Đại Tướng về quê hương thì ông luôn nhắc đến hai quê hương. Rằng: ”quê hương em sinh ra ở An Xá, Lệ Thủy, Quảng Bình, nhưng cuộc đời hoạt động của em thì gắn liền với quê hương Thái Nguyên, khu ATK  gắn liền với 9 năm kháng chiến trường kỳ chống Pháp. Quê hương An Xá, Lệ Thủy, Quảng Bình đã  hun đúc em, rèn luyện cho em chí khí những năm tuổi thơ. Quê hương Thái Nguyên lại giúp đỡ, động  viên và có nhiều tác động nhất đối với bản thân em và Trung ương Đảng trong 9  năm  kháng  chiến lấy Thái Nguyên là trung tâm khu ATK.” 
          Năm 1977, khi  tìm được một Cụ Võ Quang Nghiêm,thân sinh của Đại tướng là liệt sĩ và từ  Huế về(1977),hài cốt Cụ được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ huyện.Khi thiết kế nghĩa trang, huyện đã chừa lại 2 ô ở khu các anh hùng, có ý sẽ an táng song thân Đại tướng. Khi biết chuyện, đại tướng nói:  
        -Cảm ơn thiện chí của lãnh đạo huyện, nhưng ông thân  sinh em là  liệt sỹ bình thường nên không thể đặt ở khu vực dành cho các anh hùng.Còn thân mẫu em là người dân, không thể đặt vào nghĩa trang liệt sĩ.  
         Theo lời đại tướng, cụ thân Sinh được đặt ở cạnh khu vực các anh hùng liệt sĩ,Còn thân mẫu được an táng phía ngoài nghĩa trang, cách khuôn viên vài chục mét.Mộ của bà nằm khiêm nhường bên cạnh những ngôi mộ khác. 
           Từ việc của gia đình, đại tướng đã thực hiện lời dạy dạy của Bác Hồ màmà khi nói  chuyện với cán bộ ông thường nhắc lại: “dĩ công vi thượng”!  
         Tháng 11/1983, khi về quê, đại tướng đến thăm trường cấp 3 Lệ thủy. Trong vòng vây học sinh và cán bộ, giáo viên của trường cùng nhân dân chào đón, ông rẽ đám đông đến trước một  cụ già thấm đậm,quắc thước, râu tóc bạc trắng và cất tiếng hỏi: 
     -Em trông cụ quen quen? Có phải là cụ Choặc không? 
    Cụ già lúng túng: 
    -Thưa ngài…đúng ạ! 
    Đại tướng ngắt lời:  
    -Xin cụ đừng gọi như vậy. Năm nay cụ bao nhiêu tuổi? 
    -Dạ thưa, em 71 tuổi. 
    Đại tướng nói:  
    -Em 73. Chúng ta là bạn đồng niên! 
    Sau khi đại tướng đi rồi, mọi  người  mới biết. Ông Lê choạc, người làng Phan Xá,  khi còn thanh niên thường về cấy, gặt thuê Vùng An Xá, trong đó có có cụ Võ Quảng Nghiêm.Vào các dịp nghỉ hè,  cậu Giáp học ở Huế thường về quê. Trong đám người làm, ông là người làm khỏe,Vui tính, hay hát hò nên  nổi trội hơn cả. Gần nửa thế kỷ trôi qua, trong đám đông, đại tướng vẫn nhận ra và quan tâm đến người quen cũ. 
           Đại tướng xa Lệ Thủy( Quảng Bình) từ năm 14 tuổi khi vào học ở Trung Quốc học Huế và sau đó đi làm cách mạng.Dù rất ít khi về Lệ Thủy nhưng giọng nói của ông khi giao tiếp với đồng chí, đồng bào ở quê không hề bị lai tạp.Đại tướng dùng nhiều phương ngữ một cách giản dị, tự nhiên khiến ai nghe cũng cảm thấy bất ngờ khi nhắc đến trước phải thường nằm  thời tuổi thơ, ông nói: 
    – Chắc nó thất lạc mô đó  trong thôn, cách  cháu tìm chuộc nó về! 
    Khi nói về khu vườn, ông bảo: 
    -Lương nhà mình trước đây kéo dài ra tận ngoài mưng tề! 
     Khi dự Xem đua bơi trên dòng Kiến Giang(8/1999), Đại tướng quay sang hỏi các lãnh đạo  xã và thôn: 
     – Đò mềng thứ mấy? 
     Đó là câu cửa miệng của dân Lệ Thủy khi hỏi nhau về thứ hạng đò bơi, đò đua của làng mình xếp thứ tự bao nhiêu. Lời nói chất giọng quê hương cho thấy sự giản dị, mộc mạc  và tính yêu quê hương tha thiết của đại hương. 
            Đại tướng của nhân dân đã được tôn vinh xứng đáng tự lòng dân, từ sự ngưỡng mộ, tôn kính tự hào và lòng biết ơn vô hạn của nhân dân dành cho ông: 
                          “ Văn lo việc nước, Văn Thành Võ 
                             Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”. 
    Đại tướng của nhân dân sống mãi trong lòng dân, trong muôn triệu trái tim của người dân Việt Nam. 
     
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới