“Không gian yên tính bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ

“Không gian yên tính bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”
*câu ?:
a) ND của đoạn văn trên là gì?
b) Trong đoạn văn tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng?

2 bình luận về ““Không gian yên tính bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ”

  1. $a)$ $ND$ của đoạn văn trên là : Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, tiếng đàn làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
    $b)$ 
    $-$ $BPTT$ : Liệt kê .
    $-$ Liệt kê trong câu : ” Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế “.
    $-$ Tác dụng : Nhấn mạnh sự phong phú của làn điệu dân ca và cách chơi đàn của xứ Huế .

    Trả lời
  2. Giải đáp:
    a.Nội dung đoạn văn trên: Nét đẹp của ca Huế từ những khúc nhạc cho đến phong cách biểu diễn của nhạc công Huế.
    b. Biện pháp: Liệt kê “lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ”, “du dương, trầm bổng, réo rắt”, “nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi”
    – Tác dụng: Liệt kê những điệu nhạc, những tiết tấu và những hoạt động của người nhạc công khi thể hiện một bản đàn. Thể hiện sự đa dạng, phong phú của dân ca xứ Huế.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới