Làm bài văn lập luận giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây Em cần giúp biểu hiện dẫn chứng mở rộng Sắp thi r

Làm bài văn lập luận giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Em cần giúp biểu hiện dẫn chứng mở rộng
Sắp thi r / ét o ét

2 bình luận về “Làm bài văn lập luận giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây Em cần giúp biểu hiện dẫn chứng mở rộng Sắp thi r”

  1. Giải đáp+Lời giải và giải thích chi tiết:
    “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
    Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đôi, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý on nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
     
    Câu tục ngữ là lời khuyên mà ông cha ta đã dành cho con cháu về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây. Mỏ rộng ra, “quả” ở đây chính là thành quá, thành tựu, “ăn quả” chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhỏ đến công lao của những “kẻ trồng cây” Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn.
     
    Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, giữ gìn và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu… Ngày nay, truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc… Gắn liền với các ngày nghi lễ là những hoạt động đèn on đáp nghĩa được diễn văn tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ ra, Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh. 
     
    Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và hiện đại như ngày nay thì những giá trị truyền thống cũng đang ngày càng bị mai mục. Đặc biệt là một số bộ phận giới trẻ thời nay đang quay lưng với truyền thống tốt đẹp ấy. Họ sống một cách ích kỷ, vong ơn bội nghĩa, chỉ biết cho riêng mình mà không quan tâm tới cuộc sống xung quanh, nhất là những ngày lễ hay lễ hội của địa phương, của dân tộc. Không những vậy, ngày cả những người đã lớn tuổi cũng vẫn đang mang trong mình sự ích kỷ, vô tâm. Vậy nên, thế hệ trẻ chúng ta phải biết giữa hiện truyền thống cao quý và tốt đẹp ấy. Bên cạnh đó, chúng ta không những chi hưởng thụ thành quả, công lao của thế hệ đi trước mà còn phải cố gắng tạo ra, cố gắng để lại những thành quả cho thế hệ sau. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.
    @chinguyen6778
    #NHATNGUYEN
    *Đừng quên vote 5 sao + TLHN để giúp mình có thêm động lực nhé! Chúc bạn học tốt ạ!*

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới