Lập dàn ý cho đề bài sau: Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qu

Lập dàn ý cho đề bài sau: Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm

1 bình luận về “Lập dàn ý cho đề bài sau: Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qu”

  1. I. Mở bài:
    – Dẫn dắt
    -Trích dẫn yêu cầu đề bài
    II. Thân bài
    1. Giải thích
    – Thơ ca: Trước hết là một loại hình văn học, sau nữa có thể hiểu là chỉ văn học, nghệ thuật nói chung.
    – Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thực của tình cảm. Nó được khơi nguồn, bắt rễ từ tư tưởng, cảm xúc của người nghệ sĩ. Vế thứ nhất của nhận định đề cập đến khởi nguồn của thơ, vai trò của cảm xúc, tình cảm trong sáng tác thơ, đến nội dung của tác phẩm văn học.
    – Nở hoa nơi từ ngữ: từ ngữ hiểu rộng là ngôn từ nghệ thuật, là giá trị nghệ thuật, là vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm văn học.
    Như vậy nhận định của đề bài bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật; về đặc trưng của văn học, đặc trưng của thơ; đề cao vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong thơ, đồng thời yêu cầu tình cảm ấy phải được diễn tả bằng ngôn từ đẹp đẽ, giàu tính thẩm mĩ. Đây là một quy luật, cũng là một yêu cầu trong sáng tạo nghệ thuật.
    2. Chứng minh: HS phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của
     Tố Hữu để thấy được sự kết hợp đặc sắc: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”, giữa nội dung và nghệ thuật:
    a. Luận điểm 1: Thơ bắt rễ từ lòng người
    – Cần chỉ rõ thơ ca bắt nguồn từ cảm xúc của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên, tạo vật, cuộc sống, con người…
    – Ý1: Bài thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên của nhân vật trữ tình:
         Trong bài thơ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tù tưởng tượng một mùa hè chan hòa ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng, phân tích dẫn chứng).
    – Ý2: Bài thơ còn khởi nguồn từ khát khao tự do mãnh liệt của nhà thơ –người chiến sĩ cách mạng giữa chốn tù đày.
    – Từ hoàn cảnh sáng tác ta thấy: Bài thơ được sáng tác khi Tố Hữu đang là một thanh niên trẻ khát khao sống, tràn đầy nhiệt huyết, hoài bão vừa bắt gặp ánh sáng cách mạng và đang say mê hoạt động cách mạng, đấu tranh cho tự do lại bị giam cầm.
    – Bởi vậy, ở đây niềm khao khát mãnh liệt về với tự do được bùng cháy và bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối (dẫn chứng).
    Đó là cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Cho nên những câu thơ cuối đọc lên như có sức mạnh phá tan xiềng xích là như vậy. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim tu hú ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống.
    Còn tiếng tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
    b. Luận điểm 2: Thơ nở hoa nơi từ ngữ: nghệ thuật thể hiện trong bài thơ.
    – Thể thơ lục bát của dân tộc
    – Trong bài thơ, tác giả đã tạo nên một không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện trong 10 câu thơ lục bát da diết, ám ảnh.
    – Bức tranh mùa hè trong nỗi nhớ của người thanh niên cộng sản ở lứa tuổi mười tám đôi mươi được tái hiện bởi những vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh, bằng giọng điệu, ngôn từ sôi nổi, trẻ trung; trong sáng, tinh luyện. Ở đó, mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: “đương chín”, “ngọt dần”, “dậy tiếng ve ngân”, “đầy sân nắng đào”, “xanh, rộng, cao”…
    – Khi tái hiện tâm trạng uất hận sục sôi vì bị mất tự do nhịp thơ lại đột ngột biến đổi nhanh, mạnh với hàng loạt các từ ngữ mạnh “đạp tan phòng”, “chết uất”, các từ cảm thán “ôi, làm sao, thôi”
    – Đặc biệt, “tiếng tu hú” là một chi tiết nghệ thuật độc đáo góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tâm trạng cảm xúc của tác giả và đem đến thành công cho bài thơ.
    3. Đánh giá chung:
    – Ý kiến trên giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn, biết trân trọng những tình cảm, tấm lòng và những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cho đời.
    – Qua bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm: phác họa chân dung, tâm hồn của một chiến sĩ cách mạng trẻ trung đang khao khát được cống hiến cho cách mạng với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Đó là nỗi lòng của một thanh niên vừa bắt gặp lí tưởng cách mạng lại bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
    – Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.
    III. Kết bài:
    – Khẳng định lại ý kiến và cảm nghĩ
    – Liên hệ…

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới