Mại zô Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy

Mại zô
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng, trời sinh ra sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay thân mềm thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve … Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Câu5: Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về sắc màu và hương vị cốm?
Câu6: Qua đoạn văn, em hãy viết đoạn văn thể hiện những việc làm để gìn giữ , phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương

2 bình luận về “Mại zô Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy”

  1. 5.
    Trong đoạn văn trên, những từ ngữ được tác giả sử dụng để nói về sắc màu và hương vị cốm:
    +Màu sắc: xanh của cốm
    +Hương vị: thơm phức, tươi mát, chất trọng, cái dịu dàng thanh đạm, tinh khiết
    6.
    Qua đoạn văn, em cảm thấy bản thân cần phải có ý thức và hành động cụ thể để gìn giữ , phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương. Những truyền thống, bản sắc dân tộc có giá trị to lớn, là cội nguồn, minh chứng cho sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, ta phải ý thức được trách nhiệm của bản thân, tự hào và  luôn giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình. Trong thời đại hội nhập, không nên để nét nẹp, truyền thống của dân tộc bị lu mờ mà hãy tiếp thu văn hóa, nét đẹp của nước bạn để làm giàu cho văn hóa dân tộc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”. 

    Trả lời
  2. Câu 5:
    – Màu xanh của cốm.
    – Mùi thơm phức của lúa mới.
    – Cái tươi mát của lá non.
    – Chất ngọt của cốm.
    Câu 6: Việc gìn giữ và phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương có thể bao gồm việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nuôi dưỡng và phát triển nghề trồng lúa, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống như ẩm thực, điệu nhảy, chèo, hát cải lương, văn học, lịch sử… Bằng cách giữ gìn và phát triển các giá trị này, ta có thể giúp Quê hương mình phát triển một cách bền vững và phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới