Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ Mưa thuộc thể thơ gì? (Biết)
A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Lục bát D. Tự do
Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết)
A. Cánh hoa B. Hạt mưa C. Chồi biếc D. Chiếc lá
Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết)
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ Mưa? (Hiểu)
A. Tình yêu thiên nhiên B. Tình yêu đất nước
C. Tình yêu quê hương D. Tình yêu gia đình
Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu)
A. Yêu quý, trân trọng B. Hờ hững, lạnh lùng
C. Nhớ mong, chờ đợi D. Bình thản, yêu mến
Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.(Vận dụng)
câu 3b
câu 4c
câu 5a
câu 6a
câu 7 giúp cây tươi tốt ,,, làm đường sạch hơn
cau 8vứt rác đúng nơi quy định ,,troogn niều cây xanh