” Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hố

” Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sang kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hổi lâu miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta gánh hai con Ến này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi môt mình có sướng hơn không ? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc là lìa cành. ”
Phân tích tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn trên

2 bình luận về “” Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hố”

  1. Phân tích tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn trên.
    Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nhân hoá nhân vật trong truyện nhằm tăng sự thú vị cho nhân vật. Nhân vật Dế Mèn và Chim Én có suy nghĩ, biết nói chuyện như con người. Lồng ghép những tình cảm và sự việc vào truyện. Tăng tính sinh động, thú vị, hấp dẫn người đọc hơn. Đặc biệt, nhân vật được nhân hoá đã tạo dựng một hình ảnh hết sức phong phú, gần gũi, thân thiện và sự gợi cảm xúc. Lời nói, ý nghĩ hay hành động được miêu tả sâu sắc hơn nhờ hình ảnh nhân hóa nhân vật. Câu chuyện thêm phần kịch tính, đó các tình tiết nhân hoá được tạo ra từ trước.

    Trả lời
  2. Tác dụng của phép nhân hóa trên đoạn văn trên là nhân hóa Dế Mèn và Chim Én giúp cho động vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ người đọc đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi thân thiết gắn bó và tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn này con khiến cho Chim Én và Dế Mèn có thể nêu lên suy nghĩ tình cảm suy tư của bản thân thể hiện cung bật cảm xúc

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới