nêu cảm nghĩ của em về bài qua đêof ngang

nêu cảm nghĩ của em về bài qua đêof ngang

2 bình luận về “nêu cảm nghĩ của em về bài qua đêof ngang”

  1. – Cảm nhận bài thơ ” Qua Đèo Ngang”:
       Bà Huyện Thanh Quang là một nữ sĩ tài danh của nền thơ ca trung đại Việt Nam. . Thơ bà thường mang nặng nỗi niềm sổ sâu nặng với ngôn ngữ thơ trong nhã, hồn thơ đẹp. ” Qua Đèo Ngang” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của bà. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc bao niềm xúc động trước cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà hoang vu, vắng lặng và nỗi niềm nhớ nước thương nhà, niềm hoài cổ sâu lặng của nhà thơ.
        Trước hết, đến với bài thơ, ta cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đèo Ngang trong buổi chiều tà thoáng đãng nhưng hoang sơ vắng lặng gợi lên trong ta nỗi buồn man mác:
           ” Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
            Cỏ cây chen lá, lá chen hoa”
       Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong khoảnh khắc chiều tà. Đây là thời gian nghệ thuật trong thơ ca, là khoảnh khắc mà vạn vật đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi và con người cũng tìm về tổ ấm. Lúc này, mặt trời đã xuống núi, ánh nắng chiếu nhạt nhòa, hiu hắt, hoàng hôn sắp bao phủ nhường chỗ cho màn đêm buông xuống. Thời gian và không gian ấy thường gợi trong ta qua các hình ảnh ” cỏ cây chen lá, lá chen hoa”. Việc sử dụng điệp từ ” chen” và phép tiểu đối trong câu thơ đã diễn tả sức sống hoang dã, sự chen chúc, rậm rạp của thiên nhiên, vạn vật. Cảnh vật đươc nhuộm trong ánh hoàng hôn gợi lên sự hoang vắng đến nao lòng. Nơi đây chỉ còn lại hình ảnh của thiên nhiên hoang dã đã gợi lên nỗi buồn , sự cô đơn trong lòng người lữ thứ xa quê.
       Theo bước chân của nhân vật trữ tình , lúc này bà đã dừng chân ở lưng chừng đèo, phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn cảnh vật chỉ thấy:
                     ” Lom khom dưới núi tiều vài chú
                        Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
      Hai câu thơ mở ra trước mắt ta hình ảnh con người và cuộc sống sinh hoạt ở Đèo Ngang. Trong ánh hoàng hôn hiu hắt, hình ảnh của cuộc sống ở Đèo Ngang chỉ còn lại mấy chú tiều đốn củi dưới núi và mấy quán chợ thưa thớt ven sông. Bằng biện pháp đảo ngữ, từ láy gợi hình, gợi cảm ”lom khom, lác đác” kết hợp các lượng từ  chỉ số ít ” vài mấy” và đặc biệt là phép đối hoàn chỉnh – vừa đối thanh vừa đối ý, hai câu thơ luận đã gợi lên sự thưa thớt, rời rạc, hiu quạnh của hình ảnh con người và cuộc sống ở nơi đây. Như vậy, cùng với thiên nhiên, con người và sự sống đã xuất hiện nhưng không làm vơi đi sự vắng lặng , hiu hắt của cảnh vật mà càng tăng thêm vẻ cô tịch trong lòng người xa xứ. Cho nên, dù thêm cảnh, thêm người nhưng ấn tượng vắng vẻ , mênh mông, lặng lẽ, hoang tịch càng đậm hơn gợi lên trong lòng ta nỗi buồn man mác.
      Không những thế, đến với bài ca dao ta còn xúc động , trân trọng biết bao trước nỗi nhớ thương nhà và niềm hoài cổ sâu nặng của nhà thơ:
               ” Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
                 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
                Dừng chân đứng lại, trời non nước
                  Một mảnh tình riêng, ta với ta”
      Hai câu thơ mô tả âm thanh tiếng động mà nhà thơ nghe văng vẳng trên đỉnh đèo. Những âm thanh khắc khoãi, triền miên không dứt khiến lòng người xao xuyến. Chim quốc là hình ảnh vua Thục Đế mất nước, hồn hóa thành chim quốc kêu đến nhỏ máu và chết. Chim đa đa gắn với di tích Bá Di, Thúc Bề tôi nhà Thương, khi nhà Chu tiêu diệt nhà Thương, hai người thà đói chứ không chịu sống với nhà Chu. Linh hồn là hóa thân vào chim đa. Bằng việc sử dụng phép đối và phong cách chơi chữ đặc sắc đã hiện lên bức tranh Đèo Ngang có âm thanh sự sống nhưng khắc khỏai, buồn thương. Thể hiện rõ nỗi buồn nhớ , cô đơn, niềm hoài cổ sâu nặng. Hình ảnh trời non nước là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, không gian mênh mông vô tận, một mảnh tình riêng là nỗi tâm tư giấu kín. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Cụm từ ” ta với ta” không phải để chỉ nhiều người, mà dùng để chỉ sự cô đơn, chỉ chính nhà thơ.
        Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. “Qua Đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.

    Trả lời
  2. Tham khảo:
    “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan là một văn bản vô cùng sâu sắc,bài thơ đã thể hiện được sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng cô đơn, nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình của bà khi đi qua đèo ngang. Qua đó, còn thể hiện được nỗi yêu nước của tác giả. Nỗi yêu nước và nhớ nhà da diết. Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, cụm từ nổi bật nói lên được sự cô đơn của bà. Giữa nơi rộng lớn, hoang vu nhưng lại trữ tình đến lạ thường, sự cô đơn nhớ nhà đã tạo cho bà cảm hứng viết nên bài “Qua đèo ngang”

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới