nêu cảm nhận của em về bài thơ chị em thuý kiều bằng 1 đoạn văn 8-10 câu ( sử dụng lời dẫn trực tiêp)

nêu cảm nhận của em về bài thơ chị em thuý kiều bằng 1 đoạn văn 8-10 câu ( sử dụng lời dẫn trực tiêp)

2 bình luận về “nêu cảm nhận của em về bài thơ chị em thuý kiều bằng 1 đoạn văn 8-10 câu ( sử dụng lời dẫn trực tiêp)”

  1. Trong Truyện Kiều, ta dường như không thấy được Nguyễn Du miêu tả một cách cụ thể và tỉ mỉ về vẻ đẹp của Thúy Vân nhưng ta vẫn khắc họa được nhan sắc ấy vẫn đẹp tuyệt trần (1). Mọi người luôn ghi nhớ Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng nhan sắc Thúy Kiều thêm phần tuyệt vời (2). Nhưng vẻ đẹp được xây dựng bởi những từ ”trang trọng” , ”đầy đặn”, ”nở nang”, ”mây thua”, ”đoan trang”, ”tuyết nhường” thật sự đã rất đẹp rồi (3). Vẻ đẹp ấy luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng (4). Thúy Vân hiện lên trong câu thơ của Nguyễn Du quả rất đẹp! (5). Không chỉ đẹp ở ”khuôn trăng”, ”nét ngài”, ở ”nước tóc”, ”màu da” mà còn đẹp ở nụ cười, lời nói, dáng vẻ (6). Chính cái vẻ đẹp hình thức và đức hạnh ấy đã khiến cho ”mây thua” và ”tuyết nhường” (7). Nghĩa là vẻ đẹp của Thúy Vân vượt lên trên cả vẻ đẹp của thiên nhiên, được thiên nhiên ban tặng, chấp nhận… (8). Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ (9). Qua bức chân dung này, Nguyễn Du như tả về một tương lai bình yên, êm đềm của Thúy Vân tựa như vẻ đẹp của cô ấy vậy.
    đây nhé bạn

    Trả lời
  2. “Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích độc đáo trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, Nguyễn Du đã cho ta những hình dung cụ thể về thứ bậc, nhan sắc và phẩm chất của hai cô gái. Cách khẳng định của tác giả :”Mai cốt cách, tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” gợi ra nhan sắc tuyệt sắc của hai cô gái. Họ còn đẹp trong những nét đẹp riêng biệt. Vân hiện lên với “trang trọng khác vời” và gây ấn tượng về sự phúc hậu, đoan trang. Vẻ đẹp của Thúy Vân thật sự đã trở thành sự ngưỡng vọng ủa thiên nhiên, tạo vật nên “mây thua, tuyết nhường”. Nguyễn Du dùng ước lệ tượng trưng cùng nhân hóa để tô đậm hơn vẻ đẹp của Vân và dự báo về một cuộc đời với nhiều an yên, hanh phúc của Vân. Cũng đẹp nhưng Kiều “là phần hơn”. Đặc biệt, tác giả không miêu tả vẻ đẹp của Kiều một cách rõ nét từ gương mặt đến màu da, mái tóc như Vân mà đã tập trung vào vẻ đẹp tâm hồn của Kiều. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Nhân hóa, ước lệ tương trưng trong câu thơ góp phần khẳng định cuộc đời Kiều không êm đềm, không bình yên mà trải qua nhiều sóng gió, gian truân. Kiều đẹp và quá tài năng nhưng những gì chờ đợi nàng không phải hanh phúc. Dự báo của Nguyễn Du làm ta thấy thương cho người con gái hồng nhan bạc phận ấy. 
    dẫn trực tiếp gạch chân

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới