Có một câu nói em thất thấm thía của Lenin:”Học, học nữa, học mãi”, học tập chính là một quá trình rất dài, luôn đi theo chúng ta từ khi sinh ra đến cuối đời người hay còn nói là mãi mãi. Chúng ta học nhưng bước đi đầu tiên tiền rồi đến học nói, học kĩ năng làm việc và học về kiến thức trên trường. Khi mà một người không được học tập thì sẽ rất ảnh hưởng đến tương lai, rất khó để có thể bước đi trên con đường đời. Ông cha ta cũng vì vậy mà luôn nhắc nhở, răn dậy con cái phải luôn cố găng học hành, phấn đấu rèn luyện bản thân mình thật tốt. Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, càng khiến nhiều người lơ đãng việc học tại các thiết bị thông tin. Dù cho lời căn rạn của các cụ có truyền qua mấy đời, có nhiều người vẫn lơ là, chán nản việc học. Không chỉ ảnh hưởng rất lớn với cá nhân nhưng người còn ngồi trong ghế nhà trường mà còn tác động rất to lớn tới sự phát triển bền vững kinh tế, ổn định của xã hội.
Học tập là một quá trình tiếp thu kiến thức, tri thức từ sách vở, từ thầy cô giáo, từ đời sống thường ngày hay thâm chí cả cuộc sống trường đời. Chúng ta học để biết, biết là tiếp thu, có thêm những kiến thức về đời sống , tự nhiên. Qua rất nhiều năm, rất nhiều thế kỉ, tổ tiên chúng ta đã có cả một kho tàng tri thức khủng lồ. Kho tàng khổng lồ ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua các hình thức như lưu truyền qua miệng từ người này sang người khác, qua sách. Muốn tiếp thu hết nhưng kiến thức, tinh hoa trí tuệ đó con người chỉ có thể có một con đường duy nhất chính là học suốt đời, học mãi. Nhờ học con người mới có thể được vốn hiểu biết phong phú, hiểu biết về rấ nhiều lĩnh vực đời sống. Qua những tri thức đó, con người có được khả năng biết người, biết mình, biết giao tiếp, biết ứng xử sao cho đúng. Học để làm để biết bước trên con đường đời, làm ở đây cần vận dụng kiến thức đã học được trong thực tế cuộc sống, đó là mục đích thiết thực của việc học:”Học đi đôi với thực hành”. Học rồi áp dụng những cái đó làm lại để tạo ra của cải cho xã hội. Ta lấy một ví dụ gần như những người nông dân, công nhân xây dựng, bác sĩ đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người đó đều mang kiến thức đã học được rồi mang áp dụng chính vào thực tế. Có một những nhà bác học đã áp dụng từ những kiến thức đã học được rồi áp dụng như Edison, Tesla họ đã áp dụng những kiến thức đời sống và tạo ta những phát minh vĩ đại đi vào đời sống.
Ai mỗi khi học tập đều sẽ đặt ra một mục đích đúng đắn, mỗi người sẽ luôn nhận thấy được những sai lầm nhận thức được từ việc học. Hậu quả của việc không cố gắng học tập là vô cùng lớn, rất có thể bây giờ, tại thời điểm này có rất nhiều học sinh nhà có điều kiện nghĩ mình không cần phải học vì đã có bố mẹ chống lưng, đã có gia đình lo cho, nhưng bố mẹ không bao giờ có thể theo mình suốt cả đời. Ai ai rồi cũng sẽ yếu, ai rồi cũng sẽ gần đất xa trời. Chính vì vậy chẳng ai có thể nương tựa, dựa dẫm vòa người khác cả đời, nếu lười hóc mà cứ nghĩ đã có bố mẹ giúp mình rồi không cần học thì sau này chúng ta sẽ bị lôi xuống đáy xã hội một cách nhanh chóng. Chúng ta sẽ phải làm những công việc nặng nhọc, phải kiếm tiền mưu sinh. Cuộc sông của những người đó sẽ phải làm nô lệ cho đồng tiền, bị chính đồng tiền chi phối, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn, vất vả hơn rất nhiều. Thậm chí nếu không có một ý chí vững vàng họ dễ bị sa vào con đường tội ác.
Như vậy đã khẳng định rất rõ ràng rằng việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi người. Nó chính là một tiền đề giúp ta hòa nhập, giúp ta có ích hơn với xã hội. Chúng ta phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để đáp ứng được nhu cầu của nhân loại. Nếu không coi trọng việc học thì họ sẽ phải trả giá đắt. Chinh vì vậy chúng ta phải học, học nữa, học mãi.
1 bình luận về “Nghị luận về hoc nên ha ko nên”