Người ăn xin
Lúc ấy; tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, ông rên rí cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết ỉàm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
– Ồng đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chầm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – ông lão nói bâng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
1.Xét về cấu tạo, câu văn: “Chao ôi!” trong văn bản trên thuộc kiểu câu nào? Có tác dụng gì? (1.0 điểm)
A. Câu rút gọn, có tác dụng làm cho diễn đạt ngắn gọn mà vẫn đầy đủ thông tin, tránh lặp từ.
B. Câu rút gọn, có tác dụng hàm ý chỉ chung tất cả mọi người,
C. Câu đặc biệt, có tác dụng bộc lộ cảm xúc.
D. Câu đặc biệt, có tác dụng thông báo, liệt kê vè sự tồn tại của sự vật, sự việc, hiện tượng.
2. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên tương phản với nhân vật nào có lối sống vô trách nhiệm, không quan tâm đến hoàn cảnh thống khổ của những người xung quanh dù bản thân được hưởng cuộc sống đầy đủ, xa hoa, sung sướng? Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào? Của ai? (1.5 điểm)
1 bình luận về “Người ăn xin Lúc ấy; tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và g”