“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều

“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên
Câu 2: Nêu nội dung của văn bản
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn văn thứ nhất
Câu 4: Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống ?

LÀM NHANH GIÚP MIK

1 bình luận về ““Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều”

  1. Câu 1: 
    – Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 
    Câu 2: 
    – Nội dung: Vai trò và tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời nhằm nhấn mạnh được đức tính khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. Qua đó tác giả cũng muốn nhắc nhở, nhắn gửi đến bạn đọc rằng: Mỗi một con người chúng ta phải rèn luyện đức tính khiêm tốn ngay từ bé để có thể vươn tới những thành công và đỉnh cao của cuộc sống. 
    Câu 3: 
    – Biện pháp tu từ: điệp ngữ (Người có tính khiêm tốn).
    – Biện pháp tu từ: liệt kê (Thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa). 
    => Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật được những biểu hiện của người có tính khiêm tốn. Đồng thời qua bút pháp liệt kê, điệp ngữ, tác giả nhằm khuyên nhủ bạn đọc phải tự rèn luyện cho mình được đức tính khiêm tốn để có thể chạm tay tới những thành công trong cuộc sống. 
    Câu 4: 
    – Bài học:
    + Không nên kiêu căng, ngạo mạn. 
    + Tự rèn luyện cho bản thân mình đức tính khiêm tốn ngay từ khi còn bé. 
    + Không vì một phút thành công của bản thân mà trở nên kiêu căng, tự cao tự đại. 
    + Luôn nhận thức được lỗi sai của mình rồi xem nó như mộ bài học xương máu để rút kinh nghiệm về sau. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới