XĐBPTT trong đoạn thơ sau, nêu tác dụng: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng c

XĐBPTT trong đoạn thơ sau, nêu tác dụng:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Ai nhanh nhất cho ctlhn ạ

2 bình luận về “XĐBPTT trong đoạn thơ sau, nêu tác dụng: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng c”

  1. – Biện pháp tu từ: nhân hóa (sương ”chùng chình”)
    $\longrightarrow$ Tác dụng: Với nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã nhân hóa sương như một con người có cảm xúc lưu luyến, bâng khuâng, cố ý đi chậm lại như có vẻ còn lưu luyến với mùa hạ
    – Biện pháp tu từ: ẩn dụ (từ ”ngõ)
    $\longrightarrow$ Tác dụng: Cho thấy từ ”ngõ” là hình ảnh của ngõ xóm làng quê nhưng cũng là ”cửa ngõ” của thời gian thông giữa hai mùa hạ và thu
    @LP

    Trả lời
  2. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ( chùng chình, về )
    Cùng với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ khứu giác đến xúc giác rồi thị giác)
    -> Tác dụng :
    + Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ .
    + Nhấn mạnh hình ảnh sương như cố ý chậm lại hay cũng là bước đi của thời gian vẫn còn có cái gì đó quyến luyến với mùa hạ .
    + Cho thấy cảm xúc ngỡ ngàng của tác giả vì thời tiết đã sang thu . 
    + Cùng với đó cũng thể hiện được rằng sương cũng có những hoạt động như con người, dường như sương cũng lưu luyến, bịn rịn nên nó đi một cách chậm rãi, quấn quýt ngõ nhỏ.
    -> Tạo cho câu thơ những hình ảnh sinh động, tăng tính biểu cảm khiến câu thơ dễ ấn tượng với bạn đọc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới