ĐÈ 2: Viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, tạo nên thà

ĐÈ 2: Viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, tạo nên thành quả cho minh được hưởng,

a. Mở bài:

xưa nay vốn là một truyền thống đạo li tốt đẹp của nhân dân ta. – Bởi vậy, tục ngữ có câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây để nhắc nhở mỗi người chúng

về đạo li biết ơn ngàn đời của dân tộc.

b. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

– Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.

– Muốn có được quả ngọt thi phải có kẻ trồng cây”, người đã dành công sức trong trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.

= Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người

về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng thụ

ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn

đầu, gây dựng của những người đi trước. * Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?

– Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có

nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

– Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng

dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

– Đó còn là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó.

* Biểu hiện:

Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình: tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết, nhớ ơn các vị vua Hùng…Thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày lễ Tết, giỗ là biểu hiện của lòng biết ơn. Trong những ngày này, con cháu lại quây quần nói chuyện với nhau và cũng thắp hương tưởng nhớ và cảm ơn Tổ tiên. Chắc hẳn là người Việt thì không ai có thể quên được ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ đến những chiến công, những công lao của các vị vua Hùng. Chúng ta phải làm theo được như lời của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh đã từng nói Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Cho nên dân ta vẫn có câu hát đó là

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

– Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,…)

Tôn sư trọng đạo cũng là một biểu hiện của lòng biết ơn. Cho nên ngày 20 11 chính là ngày mà các thế hệ học trò thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô bằng những bỏ hoa tươi thắm, thiệp chúc mừng. Lòng biết ơn đối với thầy cô được thể hiện ở sự say mê, chăm học, cỏ được những kết quả tốt dâng lên thầy cỏ. Đối với các thế hệ cựu học sinh chính là sự thành đạt.

– Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ; mồ hôi và xương máu để ta có được đất nước như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,…) Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, ngày trước cha ông ta đã phải

đổ biết bao mồ hôi cũng như là xương máu thì mới có thể giữ được sự bình yên cho

nước nhà. Ta vẫn còn nghe kể về những anh linh cụ Hồ, những cô gái Trường Sơn

năm nào họ như vẫn cứ hát ca bài ca:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Thế hệ đi trước đã không quân khó khăn mệt nhọc thậm chí là cả tính mạng để bảo vệ non sông đất nước ta. Chúng ta những thế hệ trẻ hiện nay được sống trong chính niềm vui tự do, độc lập thì phải nhớ ơn đến những người đã ngã xuống. Có như vậy mới giúp ta thêm bản lĩnh, ý chỉ để sống sao cho không phụ lòng mong mỏi của thế hệ đi trước.

– Nói về lòng biết ơn thì không thể không nhắc đến công sinh thành của cha mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày. Đó còn chính là tình yêu của cha chăm lo cho ta. Công ơn cha mẹ sánh tựa biển trời, nếu ta không nhớ thì làm sao có thể lớn nỗi thành người.

* Phản đề: Lên án những người vô ơn, vong ân bội nghĩa, có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống biết ơn ngàn đời của dân tộc.

c. Kết bài:- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn két.

– Mỗi học sinh cần biết ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước; phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông qua câu tục ngữ trên.

( Thêm ý cho dàn bài em thành 1 bài văn đi ạ:( )

2 bình luận về “ĐÈ 2: Viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. – Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, tạo nên thà”

  1.    Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay có vô vàn những câu ca dao, tục ngữ hay nhằm để răn dạy cho những thế hệ sau của những người đi trước. Trong số đó có một câu tục ngữ nói về lòng biết ơn, đó là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
       Trước hết ý nghĩa của câu nói trên là muốn gửi gắm cho chúng ta một thông điệp rằng: “Hãy nhớ đến những người tạo ra thành quả mà ta đang hưởng”, khi ăn một thứ trái cây ngon, chúng ta nên nhớ đến người đã bỏ mồ hôi, công sức để chăm bón chu đáo cho cây đó. Hàng ngày, chúng ta có thể thấy được lòng biết ơn vẫn tồn tại ở xung quanh. Không đâu xa, đó chính là các vị anh hùng của dân tộc Việt Nam từ xa xưa, đã quyết tâm, đấu tranh để bảo vệ hòa bình cho tổ quốc. Đã có rất nhiều người phải đổ máu, thậm chí phải hi sinh thân mình nơi chiến trường để cho tổ quốc được độc lập. Con người thời đại ngày nay, nên tưởng nhớ đến công lao to lớn của những thế hệ đã chiến đấu, có công lao to lớn trong công cuộc dựng nước, giữ nước. Chính chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta đã từng nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước” – một câu nói mà khi đọc thì cảm thấy sâu sắc vô cùng. Qua đó, phê phán những người kẻ “vô ơn, bạc nghĩa”, những con người chỉ biết hưởng thụ trên sức lao động của người khác mà không một chút biết ơn, chỉ sống ích kỉ, nghĩ cho bản thân mình. Những con người luôn mang tư tưởng phá hoại, làm phai mờ đi những nét đẹp truyền thống, biết ơn ngàn đời của dân tộc. Những con người đó sau cũng sẽ không và không bao giờ có được một cái kết có hậu.
       “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” quả là một câu nói hay, đầy ý nghĩa. Không đơn thuần chỉ là một câu nói, mà nó còn là một bài học sâu sắc, gửi gắm cho ta biết được tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Khi ta có lòng biết ơn, thì cuộc sống cua ta sẽ trở nên tươi đẹp, “màu hồng” hơn, và chúng ta sẽ nhận lại được những điều đáng quý. Có lẽ người xưa đã sớm nhận ra điều này nên mới có được những truyền thống đạo lí tốt đẹp qua câu tục ngữ trên.
    $\textit{o Chii}$

    Trả lời
  2. Đạo lí của dân tộc ta đề cao tình nghĩa thủy chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp. Một trong những câu tiêu biểu là câu tục ngữ:
    “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
    “Quả” trong câu tục ngữ trên là trái ngọt, quả ngọt, là bông lúa thơm, trái cam ngọt,… là thành quả lao động, do công sức, mồ hôi của trồng cây”, của bà con nông dân “cuốc bẫm cày sâu”, “một nắng hai sương”… làm nên.
    Hương vị của “quả” chứa đựng biết bao sức người và tình đời. Cho nên được “ăn quả”, được hưởng thụ thơm trái ngọt ở đời, lương tâm luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải trân trọng và biết ơn những “kẻ trồng cây” trong xã hội, những con người đã lao động vất vả đã làm ra “quả” cho ta được ấm no, hạnh phúc.
    Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn hàm chứa một ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc. “Quả” không chỉ là những thứ vật chất như cơm ăn mặc, áo mặc, hoa quả ngọt thơm… mà còn là những thành quả, những giá trị tinh thần khác trong cuộc sống rộng lớn của nhân dân ta từ xưa tới nay.
    Được nuôi nấng chăm sóc, được học hành nên người, được chạy chữa thuốc men lúc ốm đau bệnh tật, được sống trong một đất nước đẹp tươi, thanh bình độc lập yên vui,… những “quả” ấy được người trồng cây là Bác Hồ vĩ đại và triệu triệu nhân dân làm nên, bằng mồ hôi và xương máu, bằng tài trí và tình thương. Do đó, được “ăn quả”, chúng ta phải “nhớ”; phải ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên; không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng của thầy cô giáo, nhân dân, từ người dân cày lam lũ đến người thợ trong nhà máy, người lính ngoài mặt trận, Bác Hồ đã đi xa…
    Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên bài học về lòng biết ơn giáo dục mọi người cách sống cho phải đạo, biết ăn, ở thủy chung. Con người ta phải có lương tâm. Được ơn thì phải biết đáp nghĩa. Được ơn, chịu ơn người thì phải có nghĩa vụ ghi nhớ, đền đáp. Người làm ơn ít ai nghĩ rằng sẽ chờ người trả ơn. Lương tâm luôn luôn thầm nhắc chúng ta hành động, tìm cách báo đáp công ơn người. Hướng theo đạo lí của dân tộc, ai cũng muốn vươn tới cái đẹp: tình nghĩa thủy chung.
    Mỗi chúng ta là con em của một dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Sống trong cộng đồng, mỗi một thành viên đều có mối quan hệ vật chất hoặc tinh thần, là tình đời, tình người sâu nặng lắm. Ai có thể sống biệt lập mà hạnh phúc? Cuộc nhân sinh đầy vất vả, khó khăn, thiên tai, địch họa, đói rét cơ hàn, ốm đau, bệnh tật, lúc “tắt lửa tối đèn”… Bởi vậy, con người ngoài nghĩa vụ tương thân tương ái để sống hạnh phúc lại phải có ý thức “có vay có trả” tình đời, nghĩa đời, phải biết đền ơn đáp nghĩa.
    Con người phải luôn luôn hướng thiện. Lòng biết ơn làm cho chúng ta trở nên cao thượng, biết trau dồi nhân cách, tạo dựng tâm hồn đẹp, sống nhân hậu yêu thương, thủy chung. Trở thành một người con hiếu thảo, một người học trò tốt, một người bạn tốt, một người công dân tốt… sống nhân hậu thủy chung là điều ai cũng mong muốn. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cảm hóa con người sâu sắc lắm!
    Có thể tự hào khẳng định, ân nghĩa thủy chung là một nét rất đẹp của tâm hồn người Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử.
    Con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân”. Vì thương người mà biết làm ơn giúp người, xem như một việc nghĩa, vô tư, trong sáng. Cũng vì thế mà lòng biết ơn trở thành một nét đẹp trong đạo lí của nhân dân ta. Ân nghĩa thủy chung là thước đo đạo đức, là biểu hiện nhân cách, phẩm giá của mỗi người.
    Con cháu biết hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nén hương thơm thắp trong ngày giỗ tết, trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn… của con cháu đối với gia tiên, qua tháng năm đã trở thành thuần phong mĩ tục. Học trò biết kính trọng thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Nhân dân biết ơn thương binh liệt sĩ, đời đời nhớ ơn Bác… là ân nghĩa đạo lí ở đời. Những mái nhà tình nghĩa mọc lên sau chiến tranh khắp mọi miền quê là biểu tượng tuyệt đẹp “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, là lòng biết ơn của toàn xã hội đối với thương binh, liệt sĩ.
    Trong xã hội, thời gian nào cũng vậy, không thiếu những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, “ăn cháo đá bát”. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị cảnh tỉnh và giáo dục sâu sắc.
    Vì trọng ân nghĩa thủy chung nên nhân dân ta từ ngày xưa đã truyền lại bao câu ca, bài hát về lòng biết ơn. Đọc những vần thơ dân gian ấy, ta thấy tâm hồn thêm trong sáng, đẹp đẽ: “Uống nước nhớ nguồn” hoặc:
    “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
    Nghĩ sao cho bõ những ngày ước áo”
    Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một bài học luân lí sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lí làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc. Lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt cụ thể.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới