Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phi

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi

trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu,

mà mặt mũi thì lúc nào cũng ngần ngẩn ngơ ngơ.

(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu

tiên)

a. Tìm các từ đơn có trong câu Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng,

hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

b. Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ

láy trong đoạn văn trên.

c. Những từ như râu ria, mặt mũi có phải là từ láy không? Vì sao?

Mong mng giúp ạ!!

2 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phi”

  1. a/
    Các từ đơn có trong câu là : đã , rồi , cánh , lưng , mà , chỉ , đến , hở , cả , như , mặc , áo 
    b/
    Các từ ghép : thuốc phiện , thanh niên , ngắn củn , mạng sườn , gi-lê , râu riu , mặt mũi .
    Các từ láy : gầy gò , lêu nghêu , bè bè , nặng nề , ngần ngẩn ngơ ngơ .
    => Bằng cách sử dụng hệ thống các từ láy một cách hiệu quả , hợp lý , tác giả không chỉ thành công trong việc miêu tả nhân vật Dế Choắt , khiến nó hiện lên vô cùng sinh động , như hiện ra trước mắt người đọc . Ngoài ra việc dùng nhiều các từ láy còn làm cho câu văn trở nên cuốn hút hơn , có sức hấp dẫn với người đọc hơn.
    c/
    Những từ như : râu riu , mặt mũi , tuy đọc lên có hơi giống từ láy nhưng khi ta tách mỗi từ ra , chúng đều có ý nghĩa , cho nên đây đều là từ ghép.
    *Chúc em học tốt nha*

    Trả lời
  2. a)Các từ đơn trong câu là : cánh,lưng,người.
    b)Các từ ghép và từ láy trong đoạn văn là:
       +Từ ghép: thuốc phiện,thanh niên,mạng sườn,áo gi-le,râu ria,mặt mũi.
       +Từ láy: gầy gò,lêu nghêu,ngắn ngủn,bè bè,nặng nề.
               Trong đoạn văn trên,tác giả sử dụng một loạt những từ láy “gầy gò,lêu nghêu,ngắn ngủn,bè bè,nặng nề” để  miêu tả ngoại hình của “chàng Dế Choắt”.Các từ láy gây cho chúng ta ấn tượng với hình ảnh một chú dế tuy đồng trang lứa nhưng lại có vẻ bề ngoài trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn.Không chỉ vậy,việc Tô Hoài dùng các từ láy dễ hiểu và có phần ngộ nghĩnh đã khiến đoạn văn trở nên gần gũi và phù hợp với những bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích tác phẩm của ông.
    c)Những từ như “râu ria,mặt mũi” không phải là từ láy mà là từ ghép tổng hợp.Bởi mỗi tiếng trong từ đều mang một nghĩa riêng có thể phân biệt.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới