Dựa vào tác phẩm Sống chết mặc bay , em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nghĩ của mình về tình cảnh của người dân v

Dựa vào tác phẩm Sống chết mặc bay , em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nghĩ của mình về tình cảnh của người dân và hình ảnh viên quan đi hộ đê ( TỰ VIẾT KHÔNG COPY TRÊN MẠNG VỀ ) MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI

2 bình luận về “Dựa vào tác phẩm Sống chết mặc bay , em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nghĩ của mình về tình cảnh của người dân v”

  1. Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn – nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu – kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị “phụ mẫu” ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê “thẩm lậu” tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.
    Trong tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn hình ảnh viên quan phụ mẫu được hiện lên là bộ mặt lòng la dạ thú, vô nhân đạo. Bộ mặt ấy được khắc họa rõ nét nhất trong cảnh vỡ đê. Cuộc sống của bọn quan phụ mẫu xa họa, sang trọng trong đình với ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm… Cuộc sống nhàn hạ, thản nhiên, ung dúng đối lập hoàn toàn với cảnh ngoài đê. Người dân thì khổ sở đễ làm sao cho đê không vỡ. Nhưng bọn quan phụ mẫu lại thản nhiên, không hề mảy may lo lắng cho người dân. Sự vô trách nhiệm ấy khiến người đọc bất bình và không hiểu tại sao lại có kẻ vô tình đến vậy. Bản chất vô nhân đạo, lối sống ” sống chết mặc bay” dần dần lộ diện rõ hơn. Người dân đã bị bọn quan lại bỏ rơi trong hoàn cảnh khó khăn này. Tên quan phụ mẫu khá điển hình cho sự thối nát của chế độ quan trường thời Pháp thuộc.

    Trả lời
  2. Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa được tình cảnh bất hạnh của nhân dân từ hai hình ảnh đối lập. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan “phụ mẫu” ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi. Nếu viên quan phụ mẫu vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Để rồi sức người nhỏ bé làm sao địch nổi sức trời, cuối cùng con đê cũng vỡ khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Mà quan thì lại sung sướng vì vừa ù được ván bài. Thật xót xa thay cho số phận của nhân dân khi gặp phải một “kẻ lòng lang dạ thú”, chẳng những không ra sức giúp đỡ nhân dân, mà còn vui vẻ hưởng lạc. Qua truyện ngắn này, người đọc đã hiểu rõ được tình cảnh của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới