Em chị viết hộ em theo cái dàn ý của bài này với ạ. Em cảm ơn Viết: Bài văn kể chuyện người thật, việc thật

Em chị viết hộ em theo cái dàn ý của bài này với ạ. Em cảm ơn

Viết: Bài văn kể chuyện người thật, việc thật

Dàn ý của kiểu bài kể chuyện người thật, việc thật.

A. Mở bài

Giới thiệu về người thật, việc thật đó là: Bác Hồ

B. Thân bài

Kể lại tình huống của câu chuyện

Diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?

Cuộc đấu trang nội tâm ( hoặc là ý nghĩ về chuyện đó)

Kể lại diễn biến của câu chuyện

Kể lại tâm trạng

C. Kết bài

Nêu cảm nghĩ

Đánh giá chung

*Lưu ý hộ em với ạ là nếu mà mà đoạn nào anh chị viết đến diễn biến, miêu tả, hoặc là thời gian, không gian, diễn ra vào lúc nào, ở đâu, tâm trạng và nêu cảm nghĩ, đánh giá chung thì anh chị viết rõ ra hộ em với!

1 bình luận về “Em chị viết hộ em theo cái dàn ý của bài này với ạ. Em cảm ơn Viết: Bài văn kể chuyện người thật, việc thật”

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

    Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

    – Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

    Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

    – Các chú đã chia đều rồi chứ?

    Hai đồng chí trả lời:

    – Thưa Bác, rồi ạ!

    Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

    – Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

    Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

    Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

    – Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

    Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

    Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

    Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

    Bài văn kể về một sự việc có thật – Mẫu 2
    Bấy giờ, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

    Sáng nay, nhà vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng. Quốc Toản biết vậy nên quyết đợi gặp vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, cậu vẫn không gặp được vua, bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Thấy vậy, quân lính ập đến. Quốc Toản đỏ bừng mặt, rút gươm và quát lớn:

    – Ta xuống diện kiến bệ hạ, kẻ nào dám ngăn cản.

    Đúng lúc, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, vua và các quan ra ngoài mui thuyền.

    Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:

    – Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ hãy cho đánh!

    Nói rồi, cậu đặt gươm lên gáy, xin chịu tội.

    Nhà vua cho truyền Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn nói:

    – Quốc Toản làm trái phép nước, đáng lẽ phải trị tội. Nhưng xét nghĩ em còn nhỏ tuổi mà đã biết lo việc nên, ta có lời khen ngợi.

    Nói rồi, vua sai người ban cho Quốc Toản một quả cam. Cậu tạ ơn vua rồi lên bờ mà ấm ức. Cậu thầm nghĩ: “Vua ban cho cam quý nhưng vẫn coi ta là trẻ con, không cho bàn việc nước”.

    Quốc Toản nghĩ đến quân giặc đang bóc lột nhân dân, mà lòng đầy căm giận. Cậu bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay. Đến khi mọi người ùa tới hỏi han. Cậu xòe tay ra mới biết trái cam đã nát.
     bài của chị đây ạ em mới học lớp 4 thôi veto cho 5* nhé chị

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới