Em hãy chứng minh và giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn.MIK ĐANG CẦN GẤP(ĐỪNG LẤY TRÊN GG NHA) <
Em hãy chứng minh và giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn.MIK ĐANG CẦN GẤP(ĐỪNG LẤY TRÊN GG NHA)
2 bình luận về “Em hãy chứng minh và giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn.MIK ĐANG CẦN GẤP(ĐỪNG LẤY TRÊN GG NHA) <”
Giải đáp+Lời giải và giải thích chi tiết:
* Dù con người luôn chịu khó học hỏi thi vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưahề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biếtđược thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn “Một ngày đàng là một khoảng thời gian mang tính chất lượng trung.
Tương tự như vậy, một sàng khôn cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra càn, đo, đong, đểm. “Một ngày đàng” – “mộtsàng khôn” – câu tục ngữ mang hai về động đổi rất cần xứng nhau, thể hiệnsự tăng liền đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chặt hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với nhữngnền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh.Hơn thế nữa “Sàng khốn” còn có y thể hiện sự chất lọc, tiếp nhận kiến thứcbên ngoài sẽ công đem lại hiệu quả cao.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trongthời kỳ hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết hiện nay chínhlà nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con ngườiphải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trườngthì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cậnvới trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có mộthành trang vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực họctập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi…Hơn nữa, chúng ta còn học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thôn, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.
Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thânchúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng đểđạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đồng, học một sàng khôn chính là một bài học quy bầu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước, Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.
@chinguyen6778
#NHATNGUYEN *Đừng quên vote 5 sao + TLHN để giúp mình có thêm động lực nhé! Chúc bạn học tốt ạ!*
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
“ Đi một ngày đàng học một sang khôn” là gì ?Câu tục ngữ ngắn gọn được chia làm hai vế đã đúc kết một kinh nghiệm vô cùng quý báu của ông cha ta. Trong vế câu từ nhất, từ “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác; còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy nên “đi một ngày đàng” ý chỉ việc đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế câu thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng; còn “sàng” là dụng cụ của người nông dân xưa có hình tròn được đan bằng tre dùng để lọc sạch thóc khỏi vỏ trấu… Từ đó, “học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Vậy vì sao chúng ta phải “ đi ”? Vì rất đợn giản, thế giới ngoài kia rất rông lớn, đặc biệt trong thời đại phát triển như hiện nay thì cần phải đi thật nhiều. Bởi những cái mà chúng ta ko biết là vô cùng vô tận, những cái chũng ta biết thì thật là nhỏ bé. Cái chúng ta biết chỉ là một giọt nước trong cả một đại dương tri thức ngoài kia. Mà tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng… là những điều chúng ta phải có nhưng nó lại ko tự tìm đến mà bắt tôi và bạn phải đi tìm. Tìm càng nhiều thì có càng nhiều mà ko tìm thì tuyệt nhiên ko có. Cái chúng ta đc học ở trường, trong sách vở, từ thầy cô, gia đình mới chỉ đáp ững đc điều kiện cần. Nhưng để đủ, để chúng ta có thể thực hiện tốt xứ mện là người xây dựng đất nước ngày một giàu đệp hơn, văn minh hơn, góp phần vào xây dựng một Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc thì bắt buộc chúng ta phải đi thật nhiều. Xã hội không ngừng thay đổi, thậm chí nó thay đổi từng ngày, từng giờ. Nếu chúng ta không kịp thời cập nhập thông tin, không chịu bổ túc tri thức thì sẽ trở thành người lạc hậu, bị tụt hậu, thấp kém. Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, phẳng đến mức ranh giới, lãnh thổ gần như chỉ còn tồn tại trên bản đồ còn về kinh tế, văn hóa, xã hội đã không còn ranh giới nữa. Ví dụ : Các bạn muốn mua một chiếc áo, ngày xưa chỉ có thể mua ở một cửa hàng, shop của Việt Nam. Bây giờ bạn có thể mua ở bất cứ nước nào. Chỉ cần có chiếc điện thoại thông minh, mạng Internet là mua được. Cách đây vài năm về trước, nơi làm việc bắt buộc phải là nhà, văn phòng, công ty. Nay vẫn với công việc ấy, bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu, thậm chí vừa đi du lịch vừa làm việc cũng được. Muốn làm được những điều trên, bắt buộc các bạn phải vượt ao tù ra biển lớn. Phải học tập, mở rộng tri thức, tầm hiểu biết sâu rộng.
Cuộc sống là một hành trình, mỗi người bước đi trên hành trình đó đều sẽ học được nhiều điều bổ ích. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành – Phạm Nhật Vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Nhiều nhà văn nổi tiếng như Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương, Nguyễn Tuân… cũng cần đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều mảnh đời trong xã hội mới có thể viết được những tác phẩm chân thực, có giá trị theo năm tháng. Đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khác nhau của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Quá trình ấy Bác luôn tích cực, chủ động học hỏi những thứ mình không biết, phát huy những thứ mình đã biết. Sau đó Bác chọn lọc những gì phù hợp với Việt Nam, tìm ra con đường cứu nước, làm cho nước nhà độc lập, thống nhất, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Tất cả đều là những minh chứng cho việc “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Trong kho tàng dân gian Việt Nam và thế giới có nhiều cao dao, tục ngữ nhấn mạnh nội dung tương tự:
“Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”
Hay:
“Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ. Đi ở đây không phải là bước ra đường rồi cứ thế đi hết nơi này đến nơi nọ và khi về là có thật nhiều trí khôn. “ Đi ” ở đây là mở rộng không gian địa lí, đi để học tập, để thăm thú, đi để mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết. Đi để thấy rằng mình quá nhỏ bé so nới thế giới rộng lớn ngoài kia, đi để thấy mình còn lạc hậu, mình cần phải học hỏi thật nhiều. Đi bằng nhiều cách, đi bằng con đường bộ, đường hàng không, đường thủy. Ngoài ba cách trên ra, chúng ta có thể đi bằng con đường internet, đi qua mạng xã hội. Internet với chức năng kết nối toàn cầu, nó có thể trả lời mọi câu hỏi của bạn và tôi, tích lũy tri thức, rèn luyện kĩ năng sống, nâng cao tầm kiểu biết để bồi dưỡng bản thân ngày một tốt đẹp hơn.
Vậy chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy quý báu của ông cha ta ngày xưa?Chúng ta phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, mùa xuân tương lai của đất nước đang nằm trong tay tuổi trẻ, những người nhiệt huyết và hăng hái cần trau dồi tri thức để đưa đất nước phát triển và đi xa hơn nữa.
Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần chăm chỉ học tập, nhuần nhuyễn các kiến thức thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó cần chủ động tìm kiếm thêm những tri thức mới để làm giàu thêm kho tàng tri thức cho bản thân. Đây chính là hành trang vững chắc để sau này chúng ta tự tin bước vào cuộc sống.
Tóm lại, chúng ta cần phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quý báu mà Thượng đế ban tặng cho con người và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tìm tòi kho tàng ấy. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã làm giàu thêm cho kho tàng “túi khôn” của nhân loại, là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn được lưu truyền mãi mãi.
CHỨNG MINH ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG HỌC MỘT SÀNG KHÔN
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Trước hết, nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là: một ngày đàng, tức là đi xa, đến một địa phương, một làng khác so với nơi mình ở; một sàng khôn tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Nhưng mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lí mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi trốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp,… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân.
Xã hội càng phát triển, khối lượng tri thức được tích lũy ngày càng nhiều hơn. Chúng ta phải nỗ lực học tập, tích cực tìm tòi mới có thể nâng cao hiểu biết của bản thân. Học tập trong sách vở rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó việc ra ngoài khám phá thế giới cũng rất cần thiết. Không chỉ khám phá nhiều điều mới mẻ, mà còn mở mang tầm nhìn, quen biết thêm nhiều người và tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương cho câu tục ngữ trên. Khi còn là một chàng thanh niên mang giàu lòng yêu nước, Người đã quyết định sẽ ra đi tìm đường cứu nước. Bác ra đi với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Người đi về phương Tây bởi đó là cái nôi của sự văn minh – với tinh thần “tự do, bình đẳng, bác ái” mà người Pháp khi xâm lược nước ta vẫn nói đến. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Điều đó đã giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng… Cuối cùng, Bác đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là đi theo cách mạng vô sản. Chúng ta cũng có thể kể đến nhiều nhà văn nổi tiếng như Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân… Họ phải đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người cũng như thường xuyên tìm hiểu để có được vốn am hiểu để sáng tác ra các tác phẩm như truyện ngắn Chí Phèo, Bỉ vỏ, Sông Đà…
iúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, tNhững ngày vừa qua, báo chí đã nhắc đến rất nhiều việc cầu thủ Nguyễn Quang Hải – một trong những trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có ý định xuất ngoại. Có người tỏ ra nghi ngờ, cũng có người ủng hộ và tin tưởng. Trước đó, nhiều thế hệ đàn anh đã ra nước ngoài, nhưng chỉ không đạt được thành công như mong muốn. Nhưng trước hết, chúng ta không bàn đến chuyện thành công. Mà cách trả lời của cầu thủ này mới là điều khiến chúng ta cảm thấy khâm phục. Anh đã nói rằng với cá nhân mình, việc chấp nhận thử thách ở nước ngoài đã là một thành công. Bởi đó chính là quyết tâm bước ra biển lớn để học hỏi, nâng cao trình độ của bản thân. Tinh thần của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là nằm ở đó.
Trong kho tàng dân gian Việt Nam và thế giới có nhiều cao dao, tục ngữ nhấn mạnh nội dung tương tự:
“Đi một buổi chợ, học một mớ khôn”
Hay:
“Đi cho biết đó biết đây Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ỷ lại, lười biếng, hay dựa dẫm vào người khác mà không biết tự phấn đấu vươn lên, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
Đối với một học sinh, việc tích cực đi khám phá, trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho những kiến thức trong sách vở được tiếp thu một cách dễ dàng, sâu sắc hơn. Càng đi nhiều, mới càng khám phá ra được nhiều điều thú vị mà chúng ta còn chưa biết, chưa hiểu. Kiến thức mà con người học được chỉ là một giọt nước giữa đại đương mênh mông. Bởi vậy, việc học tập luôn cần thiết trong cuộc sống.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” vẫn còn giá trị cho đến tận ngày nay, nhất là trong đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập với quốc tế. Là một người trẻ – tương lai của đất nước, chúng ta cần phải vững vàng chuẩn bị hành trang và chí khí để sẵn sàng đi tới mọi chân trời mơ ước với niềm tin và khát vọng. Như Nguyễn Công Trứ đã nói:
“Vùng trời đất dọc ngang ngang dọc, Nợ tang bồng vay giả, giả vay Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
“Một ngày đàng là một khoảng thời gian mang tính chất lượng trung.
*Đừng quên vote 5 sao + TLHN để giúp mình có thêm động lực nhé! Chúc bạn học tốt ạ!*
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
Nợ tang bồng vay giả, giả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”