Giải thích câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” ko chép mạng

Giải thích câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” ko chép mạng

2 bình luận về “Giải thích câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” ko chép mạng”

  1. *** BẠN THAM KHẢO NHA 🙂
     Dân tộc ta có biết bao truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời xưa đến nay.Tinh thần tương thân tương ái cũng là một truyền thống nổi trội trên các mặt của xã hội.Để lưu giữ truyền thống tốt đẹp ấy,dân gian ta có câu:”Thương người như thể thương thân”
                     Đầu tiên ta phải hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ.”Thương người” nghĩa là quan tâm tâm,yêu thương những người xung quanh.Còn “thương thân” là yêu thương chính bản thân mình.Câu tục ngữ nêu trên đưa ra lời khuyên phải biết yêu thương mọi người như yêu thương chính mình.Phải biết chia sẻ,quan tâm và giúp đỡ mọi người,nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.
                     Vậy vì sao ta lại phải “thương người như thể thương thân”?Vì đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Bởi vậy mỗi con người cần giữ gìn,phát huy chúng.Nếu ta không biết yêu thương,chia sẻ thì sẽ bị cho là thứ ích kỉ,một kẻ vô tâm.Chỉ cần ta sẵn sàng giúp đỡ,chia sẻ sự yêu thương thì những người nhận được nó có thể vượt qua mọi khó khăn để trưởng thành và đi lên.Tại vì sao?Tại vì đó là sự cho đi và nhận lại.
                      Tương thân tương ái-Truyền thống này đã nhắc nhở chúng ta phải làm gì để góp phần cho xã hội?Đó là ta phải sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh ngoài kia.Họ có thể không nhận sự giúp đỡ về vật chất nhưng họ cần tinh thần.Hãy thấu hiểu và tạo một nguồn động lực cho họ.Nhưng cách mọi người thể hiện khi giúp đỡ là sao?Một ánh mắt khinh bỉ hay sự bố thí?Cách ta thể hiện khi giúp đỡ một ai đó là một ánh mắt hiền hòa,hành động và cử chỉ đầy động viên,yêu thương.Vì nếu cuộc sống này có đủ động lực,dễ dàng thì con người sẽ không đến thế giới này bằng tiếng khóc.Của cho thì mãi mãi không bằng cách cho!
                      Ở cuộc sống hiện tại,ta cũng vô cùng biết ơn,cảm phục những tấm lòng “thương người như thể thương thân”.Chẳng hạn như những phong trào quyên góp giúp đỡ những trẻ em vùng cao;đồng bào lũ lụt;những nơi bị thiên tai chèn ép.Giúp đỡ hàng triệu trẻ em,con người bệnh tật có cơ hội được sống.Ví như thời dịch ngày nay,các chiến sĩ áo trắng đã xung phong đi lên tuyến đầu chống dịch.Rất nhiều người họ đang chiến đấu về sự sống của nhân loại.Chỉ cần những tấm lòng vàng ấy đã đủ ý nghĩa rồi.
                       Nhưng cũng thật đáng buồn thay xung quanh ta vẫn còn những co người không biết yêu thương,giúp đỡ người khác-Đó là sự vô tâm,một sự máu lạnh đến lạ.Họ tỏ thái độ thờ ơ,khinh bỉ những người kém may mắn hơn họ.Một số người thì giúp đỡ bằng sự khinh bỉ,lợi dụng sự giúp đỡ ấy để đánh bóng tên tuổi.Hay trong một gia đình nào đó,con cái ngược đãi cha mẹ già.Những đứa con ấy nghĩ rằng họ đã hết sự lợi dụng.Yêu thương gia đình còn chưa nổi thì định quan tâm,giúp đỡ được ai cơ?Những người nuôi thú cưng còn không dám động thủ.Vậy tại sao con người đối với con người lại là sự thờ ơ,thâm độc?
                      Để cho xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.Mỗi con người nên biết yêu thương,chia sẻ và giúp đỡ mọi người.Hãy là một người có tinh thần tương thân tương ái.

    Trả lời
  2.                                                               Bài làm
        Lòng nhân ái và lối sống vị tha là những chuẩn mực đạo đức được dùng để đánh giá phẩm chất của con người. Từ ngàn năm nay ông cha ta vẫn luôn dạy dỗ con cháu những bài học làm người mà tới hiện tại vẫn còn lưu truyền dưới dạng là ca dao tục ngữ. Đó là cả kho tàng lớn lao chứa đựng nhiều bài học quí hơn vàng. Trong đó có câu “Thương người như thể thương thân” nói về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta.
         Đầu tiên “thương thân” là ta tự biết cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm bản thân mình. Tự quý trọng và gìn giữ thân thể và tinh thần. Biết rèn giũa bản thân ngày càng tốt hơn và hoàn thiện về nhiều mặt. Còn “thương người” chính là yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh chúng ta. Đó là sự thấu hiểu, sẻ chia. Hai cụm từ có sự liên kết do so sánh ngang bằng “như thể”. Chúng ta thường tự biết yêu thương bản thân, tự động viên, an ủi khi chán nản thất vọng.
        Vậy nên, cũng cần biết yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Cũng chính vì vậy trong kho tàng ca dao tục ngữ không ít câu về lòng bác ái, tương trợ lẫn nhau như “Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống như chung một giàn”, “Anh em như thể chân tay”… Và còn ti tỉ hàng nghìn câu nói khác. Nhưng đều cùng là mục đích là yêu thương, chăm sóc thông cảm, sẻ chia, quan tâm buồn vui với người khác như đối với chính bản thân mình.
         Không ai có thể sống cô độc, lẻ loi, tự cung tự cấp cho bản thân mình mà không hợp thành một tập thể hay một cộng đồng. Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu thương. Có thể lớn lao như cách mà Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, các anh hùng đã từng hy sinh vì chiến đấu bảo vệ dân tộc tổ quốc hay sự hỗ trợ của đồng bào đối với nhân dân miền Trung gặp lũ lụt. Nhưng cũng lại thật đơn giản như cách mà ta giúp đỡ cha mẹ, trò chuyện cùng ông bà, quan tâm chia sẻ buồn vui cùng bạn bè. Đôi khi sự yêu thương ấy chỉ gói gọn trong vài từ ngữ, hành động nhỏ.
         Do đâu mà ông bà ta mong muốn tinh thần yêu thương, đoàn kết được phát huy? Chính là trong xã hội này đủ loại người. Không khó để thấy rằng một số người ích kỷ chỉ biết đến bản thân của họ. Họ đặt bản thân lên hàng đầu, là sự ưu tiên. Điều đó đúng không hề sai nhưng cách suy nghĩ và cách làm của học đã sai hoàn toàn.
        Họ yêu bản thân tới mức ích kỷ một cách ngu ngốc và tàn nhẫn. Chăm chăm vào quyền lợi cá nhân mà vô tình làm bao nhiêu người khốn khổ lao đao. Những kẻ ích kỷ vụ lợi chỉ có thể sống cô độc một mình, và không bao giờ có được sự đồng cảm từ người khác. Do đó “Thương người như thể thương thân” là một hồi chuông cảnh tỉnh bản ngã sai lầm, thức tỉnh lương tri của con người.
        Trong quá khứ chúng ta đã rất nhiều lần đoàn kết để chống giặc. Cũng như tương thân tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Phải kể đến đó chính là nạn đói năm 1945 vị chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “một nắm khi đói bằng một gói khi no” và được nhân dân hưởng ứng một cách nhanh chóng và nhiệt liệt bằng cách gửi các hũ gạo đến các vùng có “giặc đói”.
        Đến tận ngày nay tinh thần đó vẫn được phát huy theo nhiều qui mô đa dạng nhất là trên các chương trình truyền hình hay các nhà hảo tâm tự phát. Và việc mà được chứng kiến rõ nhất là trong năm vừa rồi đạn dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ và tinh thần đoàn kết ấy càng thêm phát huy. Dù là người trong nước hay xuất ngoại đều mang một tinh thần tương thân tương ái. Và những y bác sĩ người đã xông lên tuyến đầu chống dịch, họ không ngại khó khăn gian khổ, nguy cơ nhiễm bệnh… Đó chính là “thương người như thể thương thân”.
        Tình yêu thương là tình cảm thiêng liêng tốt đẹp nhất của con người. Nó mang đậm chất nhân văn và truyền thống của những con người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong mảnh đất hình chữ S. Cùng một dòng máu đỏ da vàng đã mang chúng ta trở nên gắn bó và yêu thương lẫn nhau. Giúp người cũng chính là cách để bản thân mình sống trọn vẹn và ý nghĩa hơn bởi ở trong tâm hồn của mỗi người đều cảm thấy thanh thản và hạnh phúc khi làm việc tốt.
        Tình yêu thương, sự chia sẻ giúp đỡ người khác phải xuất phát từ tấm lòng bác ái, chân thành, vị tha và tự nguyện. Cho đi nhưng không phải bố thí, hàm ơn hay đòi hỏi được nhận lại. Của cho không bằng cách cho. “Thương người” đúng cách và đúng như ý nghĩa ban đầu của nó đừng biến nó thành một cái danh nghĩa.
        Đừng để sự cho đi của bản thân trở thành một vụ lợi đầy toan tính. Không chỉ thế, hãy yêu thương theo cách của bản thân mình đừng biến nó thành một bảng xếp hạng “các nhà hảo tâm”. Dựa trên khả năng của bản thân để thể hiện lòng nhân ái cũng không vì người khác mà ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân.
        Như vậy “Thương người như thể thương thân” đã đúc kết ra một bài học đúng đắn về lối sống của mỗi con người chúng ta. Tinh thần đoàn kết và tấm lòng nhân ái vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Câu tục ngữ đã giúp chúng ta phát triển nhân cách và tâm hồn. Không chỉ vậy mà nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta cần được phát huy, gìn giữ và lưu truyền.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới