giải thích câu tục ngữ : uống nước nhớ nguồn Ko copy mạng , ai copy mạng báo cáo

giải thích câu tục ngữ : uống nước nhớ nguồn

Ko copy mạng , ai copy mạng báo cáo

1 bình luận về “giải thích câu tục ngữ : uống nước nhớ nguồn Ko copy mạng , ai copy mạng báo cáo”

  1.    Tục ngữ được mệnh danh là túi khôn của loài người. Ở đó, người xưa đẫ tổng kết được rất nhiều tri thức về các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Một trong những câu nêu hình niệm về cách ứng xử giữ người với người có câu “Uống nước nhớ nguồn”.
      Chúng ta đều biết rằng mọi thành quả hôm nay chúng ta được hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có, không phải phép tiên biến ra mà đó là công sức của tất cả thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Để có một hạt cơm thơm ngon là biết bao giọt mồ hôi của bác nông dân rơi trên cánh đồng. Để có độc lập tự do như ngày hôm nay là biết bao thế hệ cha anh đã anh dũng hi sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc. Bởi vậy, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của họ và có những hành động thiết thực báo đáp công ơn đó.
    “Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
       Nhắc đến những câu ca dao này lại thấy nhớ đến các vị Vua Hùng – những người đã có công rất lớn trong việc dựng nước và giữ nước trong những thời kì đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta.  Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc và là Di sản văn hóa được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Chúng ta còn có ngày 27/7 – ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng  đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ…  Ngoài các câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn”, dân gian còn có rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn như: Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần; Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư…
      Bên cạnh những người luôn có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống này lại có những kẻ vô ơn, không biết ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước, của những người đã giúp đỡ mình. Những kẻ như vậy sẽ bị xã hội tẩy chay, ghét bỏ, sống cô lập. Là một học sinh, chúng ta cần phải nêu cao truyền thống tốt đẹp này của dân tộc
     Như vậy có thể khẳng định rằng lòng biết ơn chính là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Bởi nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới