Hãy chứng minh câu nói : học nữa học mãi

Hãy chứng minh câu nói : học nữa học mãi

1 bình luận về “Hãy chứng minh câu nói : học nữa học mãi”

  1. Trong cuộc sống, chúng ta được đi học, đi chơi, ở nhà cùng với gia đình, bạn bè. Có một điểm giống nhau trong những việc trên là dù ở đâu chúng ta cũng phải học, nó cũng giống như việc học sinh được ngồi trên ghế nhà trường, ai cũng đã quen với hai từ “học tập”. Học tập là công việc vô cùng quan trọng của mỗi con người. Trên thế giưới có rất nhiều câu nói nổi tiếng về việc học trong đó nổi tiếng hơn cả và được nhiều người biết đến là câu nói của Lê-nin, “Học! Học nữa! Học mãi!”.   Trước hết chúng ta cần hiểu câu nói trên nghĩa là gì? Như tôi đã nói ở trên, học tập là công việc vô cùng quan trọng của mỗi con người vì nó là hoạt động tiếp nhận tri thức, rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng sống để con người có dủ khả năng, kiến thức để tự thân lập nghiệp, làm chủ cuộc đời mình. Hãy nhớ rằng kiến thức là vô tận, con người dù có bỏ ra hàng nghìn năm thì cũng không thể nhớ hết được chúng, vì vậy chúng ta cần tiếp tục học nữa. “ Học nữa” là học hết trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó, không hài lòng với bản thân, luôn học tập khi còn trẻ, khi có sức khỏe và trí nhớ tốt. Không chỉ vậy, “học nữa” không cho ta thấy rõ nhiều kiến thức nên con người phải học mãi, học cho đến khi rời khỏi cuộc đời, cho đến khi trái tim ngừng đập. “ Học mãi” là học tập liên tục, học tập suốt đời, không ngừng nghỉ. Như vậy, câu nói của Lê-nin vỏn vẹn có 5 tiếng, được chia theo mức độ tăng dần, mỗi vế là một yêu cầu về học nhưng lại có một ý nghĩa sâu xa. Lê-nin đã khẳng định rằng học tập là công việc cần được duy trì thuận lợi nhanh chóng.     Bên cạnh đó, chúng ta cần hiểu tại sao phải thực hiện lời khuyên trên. Hành tinh mà chúng ta đang sống chính là một ví dụ điển hình cho lời khuyên trên bởi vì ở đó, mọi vật đều tồn tại theo bản năng, chỉ có riêng con người sống có ý thức, trí tuệ, nhân cách. Dó đó, nếu muốn trở thành người có ý thức, trí tuệ tốt thì chúng ta phải học, có học mới có kiến thức, mới làm được mọi việc. Trong thực tế cũng cho thấy nếu cùng đứng trước một công việc thì người có trình độ cao sẽ có cách giải quyết nhanh chóng hơn người có trình độ thấp. Cho nên nếu muốn đạt được kết quả tốt thì ta phải học. Lí thuyết sẽ soi sáng cuộc sống, giúp chúng ta rút ngắn được thời gian, mò mẫm thử nghiệm. Học để có trình độ, có kiến thức. Từ đó mới nuôi sống được bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội. Tổ tiên ta đã có câu:                            ” Nhân bất học, bất phi lí” hay “Âu bất học, lão hà vi”.     ” Kiến thức là vô tận” đó là điều mà ai cũng biết. Kiến thức của nhân loại rộng lớn như biển cả nhưng con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mà thôi. Không có ai có thể chắc chắn mình có thể hiều hết cả cái đại dương ấy. Do đó, dù học bao nhiêu cũng không đủ, chúng ta không nên thỏa mãn với những gì mình có vì còn rất nhiều người giỏi hơn chúng ta. Cần phải học nữa để nâng cao trình độ của mình. Thời gian cứ trôi, từng giờ, từng phút lại trôi qua. Mỗi giây mỗi phút trôi qua với sự khác biệt của khoa học kĩ thuật. Biết bao phát minh, sáng chế mới ra đời, nếu ngừng học chúng ta sẽ trở nên lạc hậu và không bắt kịp đươc với sự cách biệt, phát triển của xã hội. Chẳng hạn  đối với người nông dân thì học tập để áp dụng những tiến bộ về khoa học kĩ thuật vào sản xuất, với người công nhân thì học để nân cao tay nghề, với giám đốc thì học có thể làm tốt công tác quản kí, điều hành, sử dụng nhân lực. Ngay cả các nhà khoa học cũng không ngừng học tập.
          ” Các nhà khoa học cũng không ngừng học tập”, nghe thật bất ngờ. Nhưng trên thực tế đã có thể chứng minh điều trên. Điển hình như nhà bác học người Anh-Đac-uyn, ngay cả khi đã trở thành nhà bác học nhưng vẫn thức hằng đêm để học tập và câu nói giản dị mà vô cùng ý nghĩa của ông: ” Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người gần gũi với chúng ta cũng chính là tấm gương sáng về tinh thần học tập khi cho rằng học tập là công việc suốt đời và quả thực Bác đã học từ khi còn trẻ cho đến lúc từ giã cuộc đời. Như vậy, học tập không ngừng giúp chúng ta có được hiểu biết, học điều hay lẽ phải, sống nhân ái, tránh cái ác, cái xấu để mỗi người hoàn thiện mình hơn cho nên nó là công việc cần diễn ra bền bỉ, liên tục. Giống như Ca-li-nin đã từng nói: Đường đời là chiếc thang không nấc chót, học tập là cuốn vở không có trang cuối cùng.
         Khi đã biết vì sao phải thực hiện lời khuyên trên thì cần xác định cách thực hiện lời khuyên đó. Đơn giản nhất chính là xác định được mục đích học tập đúng đắn. Sau đó phải học tập chăm chỉ, kiên trì, có tinh thần vượt khó. Tuy nhiên, phải có phương pháp học tập phù hợp, học từ thầy cô, bạn bè, học từ sách báo, học đi đôi với hành. Phải học tập toàn diện cả tri thức lần kĩ năng. NHư vậy, học tập đúng là chiếc chìa khóa vàng giúp ta mở được mọi cánh cổng trong cuộc đời. Bên cạnh những tấm gương tích cực, chủ động trong học tập thì vẫn có người cho rằng chỉ cần kiếm nhiều tiền, học tập không quan trọng. Đó là những quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi những dân trí thấp sẽ khiến đất nước kém phát triển và nhiều hệ lụy sẽ xảy ra.
          Tóm lại, lời khuyên của Lê-nin trải qua bao năm tháng vẫn có giá trị lớn với toàn nhân loại. Vậy ta rút ra bài học; Để thấu hiểu lời dạy trên, những người trẻ chúng ta hãy coi đó là khẩu hiệu của bản thân để ra sức học tập, nâng cao hiểu biết, để xúng đáng làm chủ nhân tương lai của đất nước.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới