Kể về cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng

Kể về cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng

2 bình luận về “Kể về cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng”

  1. Bấy giờ ở huyện Mê Linh (vùng đất từ Ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc), có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái của Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách – con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng và Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Gia đình của Thi Sách là một gia đình yêu nước và có thế lực ở vùng đất Chu Diên.
    Bất bình trước chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán, hai gia đình Lạc tướng cùng nhau lập mưu đánh đổ ách thống trị của nhà Hán để giành lại độc lập cho dân tộc. Họ bí mật tìm cách liên kết với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy nhưng không may, Thi Sách đã bị quân Hán giết hại với mục đích làm giảm thế lực đối địch với chính quyền đô hộ, đồng thời đe dọa nhân dân ta, dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh. Tuy nhiên điều này không những không dập tắt được ý định nổi dậy của dân ta mà còn làm tinh thần tiến hành khởi nghĩa của nhân dân ta đạt đến đỉnh điểm.
    Mùa xuân năm 40 (khoảng tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Tương truyền, vào ngày xuất quân, bà Trưng Trắc trên dàn thề trước ba quân đã đặt nợ nước lên trên thù chồng, bà đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ như sau:
    “Một xin rửa sạch nước thù,
    Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
    Ba kẻo oan ức lòng chồng,
    Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.
    Theo truyền thuyết, khi nghe tin Hai Bà Trưng nổi dậy, Nguyễn Tam Trinh (Mai Động – Hà Nội) đã dẫn theo 5000 nghĩa binh, nàng Quốc (Hoàng Xá – Gia Lâm) dẫn hơn 2000 tráng sĩ, ông Cai (Thanh Oai – Hà Nội) với đội nữ binh hơn 3000 người, bà Vĩnh Huy (Cổ Châu – Bắc Ninh) với hơn 1000 tráng đinh, bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Thánh Thiên (Bắc Ninh), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa)… cùng kéo về Mê Linh hợp sức cùng Hai Bà Trưng tiến hành cuộc khởi nghĩa. Nhà sử học Lê Văn Hưu (1230 – 1322) từng nhận xét về sự kiện này như sau: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.
    Được nhân dân khắp nơi ủng hộ và hưởng ứng, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và quân đội nhà Đông Hán tan vỡ đến đấy. Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc). Bọn Thứ sử, Thái thú khác của nhà Đông Hán thấy nghĩa quân nổi lên như vũ bão thì cũng đều hoảng sợ và theo nhau bỏ chạy về Trung Quốc.

    Trả lời
  2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ra đời trong hoàn cảnh:
      • Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.
      • Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.
      • Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
      • Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
        • Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
        • Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.
        • Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân.
        • Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả dân thường trốn về Trung Quốc.
        • Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới