1 bình luận về “Lập bảng thống kê tiếng việt ngữ văn 7”
A> TỪ LOẠI
1, Ôn tập từ ghép và từ láy
– Có hai loại lớn: từ đơn và từ phức
+Từ đơn:là những từ thường chỉ có một âm tiết, cá biệt có thể có 2 hoặc 3 âm tiết (thường là những từ vay mượn).
+Từ phức:có hai loại nhỏ: từ ghép và từ láy.
·Từ ghép:gồm hai loại là từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
Ví dụ:+ Từ ghép chính phụ: Bà ngoại; thơm phức; thầy giáo…
+ Từ ghép đẳng lập: quần áo; trầm bổng; bàn ghế…
·Từ láylà những từ có quan hệ láy âm. Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
+Láy toàn bộ: là các tiếng trong từ lặp lại nhau hoàn toàn.
Ví dụ: đăm đăm; thăm thẳm; chiêm chiếp; nho nhỏ….
+ Láy bộ phận là khi từ co sự lặp nhau về âm ở phụ âm đầu hoặc giống nhau về vần. Ví dụ: chùa chiền; tóc tai; no nê; tanh bành; xởi lởi…
2, Đại từ
– là những từ dùng để thay thế cho một danh từ hay đại từ khác.
– trong tiếng Việt có hai loại đại từ chính:
+ Đại từ để trỏ: dùng để trỏ sự vật, người, số lượng hoặc hoạt động, tính chất, sự việc.
Ví dụ: tôi, tao, tớ, chúng nó, hắn, mụ ấy,ai, bấy, bấy nhiêu, sao, sao thế, thế nào….v.v.
3, Từ Hán Việt
A, Từ Hán Việt là những từ ngữ có nguồn gốc từ chữ Hán được người Việt vay mượn Việt hoá về mặt âm đọc, chữ viết, đôi khi thay đổi cả nghĩa để bổ sung với mục đích làm phong phú vốn từ vựng của Tiếng Việt. Tuyệt đai bộ phận từ Hán Việt là từ ghép.
– Từ ghép Hán Việt cũng chia làm hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ.
+ là từ kết nối các bộ phận có quan hệ cú pháp, biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận đó. (còn gọi là kết từ).
Vi dụ: Vì trời bão nên Lan không đi học.
5, Từ đồng nghĩa
A, Thế nào là từ đồng nghĩa ?
– Là những từ có ý nghĩa giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Ví dụ: chết = ngẻo = toi = mất = qua đời = khuất núi = từ trần = tạ thế…
B, Các loại từ đồng nghĩa
– Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau).
– Ví dụ: + gan dạ = can đảm; nhà thơ = thi sĩ; Ti vi = máy thu hình…
+ nhìn ~ liếc; hi sinh ~ chết; ăn ~ xơi ~ đớp.
+Da trắngvỗbì bạch.
6, Từ trái nghĩa
A, Thế nào là từ trái nghĩa ?
– là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ: già > < trẻ; nhỏ > < to; giàu > < nghèo….
– Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau:
TươiYếu
hoa tươi (héo úa) học lực yếu (khá, giỏi)
7, Từ đồng âm
A, Từ đồng âmlà những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liênquan gì đến nhau.
Ví dụ: +Thuvề khiến lòngThuvừa háo hức được đi học lại vừa lo những khoản tiền nhà trường sẽthu.
1 bình luận về “Lập bảng thống kê tiếng việt ngữ văn 7”