Thuyết minh một số trò chơi dân gian mà em hiểu biết
Thuyết minh một số trò chơi dân gian mà em hiểu biết
2 bình luận về “Thuyết minh một số trò chơi dân gian mà em hiểu biết”
Giải đáp: bài này cũng dài nên cho tui 5 sao và 1 cảm ơn nhé -_-
Việt Nam ta từ lâu đã được biết đến là quốc gia có nhiếu trò chơi dân gian. Một trong số đó maf chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này đc hình thành từ bao gi, chỉ biết rằng trò chơi này đc tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm khở trên các ngôi mộ cổ ở Ai Cập . Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 trước công nguyên ( TCN).
Để chơi trò chơi kéo co này cần chuẩn bị một sợi dây thùng đủ vững chắc, chia thành hai phần bằng nhau và đánh dấu điểm chinh giữa bằng môt chiếc khăn hoặc một mảnh vải khác màu. Hai đội chơi sẽ cách đoạn chính giữa một khoảng bằng nhau được kẻ vạch sẵn trước mặt nền sân . Trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia nhưng với điều kiện hai đội chơi phải bằng nhau. Thường số lượng người chơi từ 10 đến 15 người. Thành viên hai đội sau khi sắp xếp vào vị trí thì nắm lấy sợi dây, đứng sau vạch kẻ với tư thế sẵn sàng kéo . Người trọng tài sau khi thấy hai đội chơi đã ổn định thì thổi một tiếng còi thật to báo hiệu trận đấu bắt đầu . Tiếng còi của trọng tài vừa dứt cũng là lúc hai đội chơi dùng hết sức của mình để kéo sợi dây về phía mình . Đội nào kéo khỏe hơn để điểm đánh dấu chính giữa chạm qua vạch kẻ bên phần sân mình thì đội đo dành chiến thắng và tiếng còi của trọng tài vang lên báo hiệu hiệp đấu kết thúc . Trò chơi thường có ba hiệp , đội nào giành số hiệp thắng nhiều hơn thì thắng chung cuộc .
Phần không thể thiếu của trò chơi này chính là khán giả . Sự reo hò cổ vũ của khán giả cũng làm cho trận đấu thêm giằng co hơn. Càng tạo ra sự gây cấn , hồi hộp và cũng để cổ vũ tinh thần hai đội. Chính sự tưng bừng này đã làm cho khí thế của cuộc thi kéo co được nâng lên và thu hút nhiều người đến xem hơn.
Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích , giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe , đem lại niềm vui tiếng cười , tinh thần đoàn kết khi thi đấu . Ngoài ra , nó ra nó còn giúp cho con người gần gũi với nhau hơn . Hiện nay xã hội ngày càng phát triển . Con người dần bị lôi cuốn theo công nghệ hiện đại , giới trẻ cũng đàn chơi những trò chơi hiện đại mà quyên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích . Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại nhiều giá trị tinh thần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành nét đẹp mang bản sắc dân tộc.
Như vậy , kéo co là một trò chơi dân gian vô cùng ý nghĩa. Do vậy, viếc tuyên truyền giáo dục trẻ em chơi những trò chơi lành mạnh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Và tất cả chúng ta hãy chung tay bảo vệ , gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc.
Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội nên bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu lại trò chơi dân gian vừa vui vừa thú vị đó là : Trò Rồng rắn lên mây.
Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
– Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
– Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
– Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
– Con lên mấy ?
– Con lên một
– Thuốc chẳng hay
– Con lên hai.
– Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
– Con lên mười.
– Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
– Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
+ Xin khúc đuôi.
– Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?