Thuyết minh về trò chơi kéo co

Thuyết minh về trò chơi kéo co

2 bình luận về “Thuyết minh về trò chơi kéo co”

  1. iệt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, bởi vậy cho nên đời sống tinh thần của con người rất mực phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian được xem là một nét đẹp văn hóa, làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam. Trò chơi kéo co là một trong những trò chơi dân gian như thế và còn được lưu truyền phổ biến cho đến ngày nay.
    Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.
    Trước khi tiến hành chơi kéo co, người ta thường phải chuẩn bị một sợ dây thừng dài, chắc chắn. Phần giữa của sợi dây sẽ được buộc dấu bằng vải đỏ. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Tùy vào số lượng người chơi mà chia ra số người trong hai đội sao cho bằng nhau. Thông thường số người chơi của mỗi đội là mười người. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi đều là nữ, hoặc năm nam năm nữ xen kẽ,…
    Khi trọng tài ra hiệu lệnh, thường là một hồi còi (hoặc một tiếng trống) hai bên sẽ ra sức kéo sợi dây về phía mình. Bên nào kéo được dấu vải đỏ về phía mình qua vạch xuất phát là bên đó chiến thắng. Tùy vào thể trạng của người chơi và cách phân bố đội hình mà có thể dẫn đến kết quả thắng – bại khác nhau. Thông thường, các đội sẽ bố trí hai người khỏe mạnh nhất của đội ở vị trí đầu và cuối, như vậy sẽ tổng hợp được tất cả lực kéo của các thành viên trong đội, dễ dàng giành chiến thắng hơn.
    Một hình thức kéo co khác đó là người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co chứ không có sợi dây thừng, Khi ấy, hai người đứng đầu hai đội nắm lấy tay nhau, còn các thành viên phía sau ôm bụng người trước mà kéo. Nếu bên bên nào có người bị “đứt dây” rời ra là thua bên kia. Tuy nhiên, để phân thắng bại chung cuộc thì hai đội phải tiến hành ba trận đấu. Bên nào thắng hai trận thì bên đó mới là đội chiến thắng cuối cùng.
    Mỗi trận kéo như vậy có thể diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian của trẻ em, mà nó còn được đưa vào chơi trong các dịp lễ hội, hội trại để đem lại không khí sôi động với những tiếng hò reo rộn ràng nhất. Các cổ động viên sẽ nhiệt tình cổ động, khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả cũng là động lực giúp cho đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn.
    Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện những trò chơi hiện đại đầy mới mẻ và hấp dẫn hơn nhưng cho dù thế, những trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi kéo co chắc chắn sẽ vẫn còn là trò chơi thu hút người chơi, người tham gia. Với tuổi thơ mỗi người, chắc chắn đây cũng là trò chơi nhớ mãi không quên. Và dù sau này có đi đâu xa trở về, thăm lại quê hương sẽ vẫn bồi hồi xúc động nhớ lại trò chơi kéo co thuở nào.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới