Tìm 5 câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép so sánh, nhân hoá

Tìm 5 câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép so sánh, nhân hoá

2 bình luận về “Tìm 5 câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép so sánh, nhân hoá”

  1. (?) Tìm 5 câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép so sánh, nhân hoá
    ** So sánh: 
    1. “Quay ra vẫn còn thấy con nằm phục đấy, mắt lờ đờ như chết lả”. (Nghèo – Nam Cao)
    2. “Khí lạnh sắc như dao”. (Một đám cưới – Nam Cao)
    3. “Dẫn vào làng là một ngõ trúc quanh co, sâu hút, đẹp như tranh vẽ”. (Hạ đỏ – Nguyễn Nhật Ánh)
    4. “Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận ra khi ba tôi đi ngủ thì tôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy”. (Cho tôi một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh). 
    5. “Hàng chữ quái ác ấy đã đập vào mắt Nga như một cây gai nhọn”. (Thằng quỷ nhỏ – Nguyễn Nhật Ánh). 
    ** Nhân hóa: 
    1.   “Đất nước bốn nghìn năm 
    Vất vả và gian lao” 
    (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
    2. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. 
    (Đồng chí – Chính Hữu). 
    3. “Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự“.
    (Nhớ rừng – Thế Lữ). 
    4. “Giấy đỏ buồn không thắm”. 
    (Ông đồ – Vũ Đình Liên).
    5. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
    (Quê hương – Tế Hanh).

    Trả lời
  2. Trả lời :
    – 5 câu văn và câu thơ có sử dụng phép nhân hóa và so sánh :
    – phép so sánh :
    + Những ngôi sao thức ngoài kia 
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con .
                                                    (so sánh hơn kém ) 
    Giải thik : đây là cách so sánh hơn kém về hình ảnh của người mẹ tảo tần chăm sóc con trông cho con ngủ mà đã phải thức khuy vs hình ảnh ngôi sao đc nhân hóa là đg thức kia thì hình ảnh của mẹ vẫn rất cao cả đã hi sinh giấc ngủ của mk để chăm sóc con
    + mẹ là ngọn gió của con suốt đời 
                                                  (so sánh ngang bằng )
    Giải thik : cách so sánh ngang bằng đem hình ảnh của ngọn gió so sánh vs vs hình ảnh của mẹ. 
    Tác dụng của phép so sánh : tăng sức gợi hình gợi cảm trong câu thơ câu văn hay câu nghị luận
    – phép nhân hóa :
    + Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
    Giải thik : nhân hóa hình ảnh con trâu khiến cho hình ảnh con trâu trở nên gần gũi vs chúng ta .
    + Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu
    Giải thik :nhân hóa hình ảnh ngọn núi và đất ý để nói về con người cần biết tôn trọng người khác dù họ có nhỏ bé đến đâu thì họ cg là một phần của xã hội thiếu họ có thể khiến cho xã hội trở nên suy sụp về một số mặt khác nhau dù nhỏ bé nhưng rất quan trọng .
    + Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn .
    Giải thik : Nhân hóa hình ảnh biển và sông sử dụng hình ảnh đó nhân hóa lên để chỉ hình ảnh  con người cần phải biết đoàn kết cg như biết tôn trọng người khác dù họ có nhỏ bé như nào thì họ vẫn có sự quan trọng riêng của họ .
    Tác dụng của phép nhân hóa :  làm cho câu văn câu thơ trở nên sinh động và gần gũi.
    @minhminh4582

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới