Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Đói cho sạch, rách cho thơm mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
b.Vì sao phải “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
-Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.
-Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.
-Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.
– Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách.
-Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.
-Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.
c. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là cách sống đúng đắn
Dẫn chứng trong cuộc sống: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về đạo đức.
Liên hệ bản thân: Học sinh cần rèn luyện phẩm chất để trở thành người có ích cho xã hội…
3. Kết bài
Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
2 bình luận về “Tục ngữ cs câu”đói cho sạch,rách cho thơm” Hãy lập dàn ý thể hiện ý kiến tán thành về câu tục ngữ trên”