Viết bài văn nghị luận về truyện ếch ngồi đáy giếng

Viết bài văn nghị luận về truyện ếch ngồi đáy giếng

2 bình luận về “Viết bài văn nghị luận về truyện ếch ngồi đáy giếng”

  1. Bạn tham khảo nhé:
    Trong xã hội con người  chỉ là những thành viên nhỏ bé trong xã hội, chỉ là những phần tử góp phần tạo nên một xã hội,vì vậy con người  rất nhỏ bé. Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng đã  ngầm phê phán những con người tự cho mình là to lớn, và nghênh ngang ngạo mạn.
     
    Do sống trong môi trường nhỏ bé đó là trong đáy  giếng nên  Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung, bởi xưa nay nó chưa từng ra khỏi miệng giếng bao giờ. Khi nhìn qua miệng giếng thì  bầu trời đối với ếch chỉ bé như những cái vung. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là những yếu tố mà Ếch luôn ngạo mạn cho mình là nhất và to lớn.
     
    Qua câu chuyện  chúng ta ngầm phê phán những con người, có tầm hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thời khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo, vì kiến thức của ta cũng chỉ như những giọt nước trong đại dương mênh mông rộng lớn. Trong câu chuyện tác giả đã xây dựng những tình huống rất đặc sắc khi phần đầu cậu chuyện tác giả đã nói về  hoàn cảnh sống của ếch : trong cái đáy giếng nhỏ bé , ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả.
     
    Sống trong môi trường khống có sự va chạm hiểu biết mở rộng của thế giới bên ngoài vì vậy ếch chỉ có tầm hiểu biết rất hạn hẹp, trái lại thì thế giới bên ngoài lại vô cùng rộng lớn và kiến thức thì lại như biển cả không thể tiếp thu một sớm một chiều được, chỉ đến khi có những tình huống éo le xảy ra với ếch thì nó mới nhận ra rằng thế giới bên ngoài mới rộng lớn biết bao, chỉ cơn bão đã làm cho nước giếng tràn ra và ếch đã thoát khỏi cái thế giới nhỏ bé mà từ lâu mình đã sống ở đó, tình huống rất đặc sắc, đó là điều kiện để con người nhìn nhận lại chính mình trong một xã hội rộng lớn này.
     
    Trong câu chuyện  nếu muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng  thói quen  cũ của ếch đó là nghênh ngang ngạo mạn và gầm lên những tiếng kêu ngạo mạn thì nay cần phải thay đổi. Thế nhưng sự ngạo mạn độ không thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch khi bị con trâu dẫm bẹp, nó vẫn tưởng rằng mình vẫn là chúa tể trong cái thế giới này vì vậy độ ngạo mạn của nó mới không giảm. Cái chết đó cũng là một bài học cho nhiều người trong xã hội khi lúc nào cũng cho mình là nhất ngạo mạn kiêu xa, dù sống trong môi trường gì chúng ta cũng cần phải tiếp thu học hỏi những kiến thức từ bên ngoài không nên bó hẹp suy nghĩ trong môi trường sống, mà cần phải học hỏi cả những kiến thức trong sách vở, xã hội và thực tế trong cuộc sống.
     
    Truyện ếch ngồi đáy giếng là một bài học to lớn cho người đọc và giúp cho con người tự đánh giá lại bản thân cách suy nghĩ và giáo dục con người cần hiểu biết sâu rộng hơn.

    Trả lời
  2. Truyện ngụ ngôn thường mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, một trong những tác phẩm truyền tải thông điệp nhân văn, châm biếm thói hư tật xấu của con người là tác phẩm “Ếch ngồi đáy giếng” với nội dung mà tác phẩm thể hiện đã giúp người đọc đúc kết được nhiều kinh nghiệm và những bài học vô cùng quý giá cho bản thân.
    Với hình ảnh chú ếch trong câu chuyện đã đưa tới cho người đọc nhiều bài học quý giá, khi còn ở trong đáy giếng, trong suy nghĩ của chú ếch thì cái mà người ta gọi là trời ở ngoài kia cũng chỉ tầm thường, chỉ nhỏ bé vẻn vẹn bằng cái vung, và trong không gian nhỏ bé đó thì chẳng có gì khiến chú ta phải lo sợ, phải rè chứng, xung quanh ếch chỉ là những loài động vật nhỏ bé không thể gây hại cho chú ta, từ đó mà ếch tự cho mình là chúa tể, có thể tự do ra oai, nghênh ngang và coi thường tất cả mọi thứ xung quanh, qua đó cũng muốn châm biếm những con người hay huênh hoang, không biết bản thân mình là ai, luôn tự cho mình là đúng, luôn tự coi mình là nhất, không chịu lắng nghe ý kiến, sự góp ý từ những người xung quanh, những con người với lối sống thiện cận, lối sống tiêu cực, luôn gò bó bản thân trong một không gian nhỏ bé với lượng kiến thức hạn hẹp nhưng luôn nghĩ mình đã biết tất cả mọi điều trên thế gian này. Khi ếch được đưa ra khỏi không gian chật hẹp, được một trận mưa lớn đưa lên khỏi mặt giếng, lúc này trước mặt ếch là một không gian hoàn toàn khác, một khung cảnh mới lạ, tất cả mọi thứ thật to lớn, bầu trời thật thênh thang nhưng bản tính huênh hoang vẫn không hề thay đổi, ếch vẫn không coi những thứ xung quanh ra gì để rồi phải nhận một cái chết bẹp dí dưới chân trâu, qua đó rút ra cho ta bài học cần biết cách học hỏi, bản thân mỗi người cần khiêm tốn, cần tu luyện bản thân hơn nữa bởi kiến thức là vô hạn, những thứ ta biết ta có được chỉ là hữu hạn. Bài học vô cùng thiết thực đối với những xã hội hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ, lứa tuổi còn bồng bột, nông nổi những người đang trong độ tuổi trưởng thành đó rất muốn thể hiện bản thân, thể hiện để cho gia đình thấy được, thế hiện với những người xung quanh, thể hiện với những bạn khác giới mà quên đi rằng việc học là quan trọng hơn cả, thay vì tích lũy kiến thức kinh nghiệm cho bản thân thì đa số các bạn trẻ chạy theo trào lưu, chạy theo các hiện tượng xã hội để rồi hậu quả để lại là không hề nhỏ đối với bản thân, gia đình và xã hội. Cuối cùng hình ảnh ếch chết bẹp dưới chân trâu cũng là một bài học quý giá về việc tu dưỡng, hoàn thiện bản thân, dù cho đã thoát ra khỏi không gian chật hẹp nơi đáy giếng nhưng ếch vẫn giữ thói huênh hoang, vẫn không coi ai ra gì để rồi phải nhận cái kết không được tốt đẹp. Cũng giống như những con người có lối sống tiêu cực, thích khoe khoang thì việc thay đổi không phải ngày một ngày hai mà phải trải qua quá trình, trải qua thời gian dài mới có thể sửa đổi và đặc biệt hơn cả là những người đó hiểu thấu giá trị và tác hại của những lối sống tiêu cực đó. Với những bài học mà tác phẩm đưa ra, nhân dân ta mong muốn những thế hệ sau có thể thấu hiểu ý nghĩa vai trò nội dung của tác phẩm để có thể xây dựng một xã hội bền vững với những hạt nhân là con người ở trong đó.
    Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới