2 bình luận về “Viết một bài văn nói lên vai trò học tập”
$\textit{^ ChieyewCucCuk ^}$
Được cắp sách đến trường là 1 niềm vui mỗi ngày của trẻ em, có người muốn đi học nhưng do gia thế khó khăn nên không có tiền cho con em đi học, nhưng có người gia thế khá giả được đi học nhưng lại không biết trân trọng. Học tập không phải là 1 việc gì xấu mà nó giúp ích rất nhiều trong tương lai của mỗi người, cho con người 1 tương lai rạng ngời. Trên con đường học tập rất khó khăn, nhưng chỉ cần có chí lớn không nản chỉ thì sẽ thành công trong học tập. Trên đường đời mà chúng ta bước không phải ai cũng phải người tốt, hầu như người giàu đều rất khinh bỉ người nghèo… Chúng ta ai ai mà chả muốn trở thành người giàu ? Để làm giàu thì phải học thật giỏi. Bố mẹ nuôi ta cực khổ cũng chỉ muốn chúng ta thành tài, để bố mẹ nở mày nở mặt, để tương lai con mình không bị ai khinh thường. Vận mệnh và tương lai là do chính bản thân ta nắm lấy, chỉ có cách ” học ” thì mới không bị kẻ khác khinh thường và có quyền có thế được nhiều người kính trọng.
Sẽ là ảo tưởng, nếu ai đó nghĩ rằng không cần học vẫn có thể sống được, vẫn làm việc được. Tôi xin khẳng định rằng : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
Ai cũng biết câu chuyện đôi bạn Lưu Bình – Dương Lễ. Cả hai đều học giỏi. Lưu Bình nhà khá giả, chỉ chơi bời lêu lổng, không lo học hành. Cuối cùng, chàng ta thi cử không đỗ đạt gì mà gia sản cũng tan hoang, đến nỗi phải đi ăn mày. Còn Dương Lễ chịu khó học hành, thi đỗ ra làm quan, vô cùng vinh hiển. Câu chuyện ấy nói lên một chân lí giản dị : Chỉ có học mới thành tài.
Mọi danh nhân đều bắt đầu từ sự chịu khó học tập. Mạc Đình Chi ngày xưa ham học đến nỗi, không có dầu thắp, phải bắt đom đóm nhốt vào vỏ trứng vịt để có ánh sáng mà học, sau này nổi tiếng là nhân tài của đất nước. Bác Hồ của chúng ta, lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, nơi khách sản, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên… nhưng vẫn rất chăm chỉ học tập và đã đạt được nhiều thành tựu. Chỉ riêng về ngoại ngữ, Bác thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và nhiều thứ tiếng khác nữa.
Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi (1452 – 1519) lúc nhỏ phải chịu khó học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền để luyện tay luyện mắt, sau này trở thành một họa sĩ lớn thời Phục hưng.
Đại văn hào Nga Maxim Gorki (1868 – 1936) mới hơn mười tuổi đã phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề : bới rác, đi ở, phụ bếp, khuân vác… Cậu bé rất ham đọc sách. Bao nhiêu tiền kiếm được đềi dành dụm mua sách. Ban ngày làm việc, buổi tối chong đèn đọc sách say mê đến nỗi bị cháy sém cả tóc. Những đêm trăng, cậu đánh bóng cái xanh đồng hứng ánh trăng mà học. Bằng con đường miệt mài tự học, Gorki trở thành một thiên tài văn học của nước Nga, người có công tạo lập nên văn học Xô – viết.
Chắng có ai không học mà thành tài. Sự học là vô cùng quan trọng đối với tương lai của mỗi con người. Chỉ có học, chúng ta mới có đủ năng lực làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ được vận mệnh của bản thân mình. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa càng đòi hỏi năng lực trí tuệ của mỗi người, chúng ta càng phải nổ lực học tập.
Lê – nin nói « Học, học nữa, học mãi ». Sự học không bao giờ dừng lại. Chúng ta phải nổ lực học tập ngay từ bây giờ, khi còn chưa muộn !
2 bình luận về “Viết một bài văn nói lên vai trò học tập”