Phần I: Đọc hiểu Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Đêm tháng

Phần I: Đọc hiểu Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên.
Câu 2: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?
Câu 3: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu 5: Tìm một câu tục ngữ có cùng chủ đề với những câu tục ngữ trên mà em biết
trả lời đầy đủ ạ

1 bình luận về “Phần I: Đọc hiểu Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Đêm tháng”

  1. Câu 1
    -> Những câu trên thuộc:
    – Thể loại: tục ngữ
    – Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
    Câu 2
    (1) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
    (2) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
    (3) Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
    => Kinh nghiệm trồng trọt theo thời vụ của ông cha ta đúc rút truyền lại cho con cháu sau này canh tác.
    Câu 3
    -> BPTT: liệt kê.
    +) Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
    => Vì 
    – Làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn, dễ diễn đạt, ngắn gọn và dễ hiểu hơn. 
    – Được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định, ý kiến.
    Câu 4
    “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
    Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
    -> Nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. 
    Câu 5
    -> 
    (1) Muốn ăn lúa tháng Năm,
    Trông trăng rằm tháng Tám.
    (2) Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa.
    (3) Cấy tháng chạp, đạp không đổ.
    \color{blue}{# Mon }

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới