Phép liệt kê là gì ? Lấy ví dụ Dấu chấm lửng ? Lấy ví dụ Dấu chấm phẩy ? Lấy ví dụ Dấu gạch ngang ? Lấy ví dụ

Phép liệt kê là gì ? Lấy ví dụ
Dấu chấm lửng ? Lấy ví dụ
Dấu chấm phẩy ? Lấy ví dụ
Dấu gạch ngang ? Lấy ví dụ

2 bình luận về “Phép liệt kê là gì ? Lấy ví dụ Dấu chấm lửng ? Lấy ví dụ Dấu chấm phẩy ? Lấy ví dụ Dấu gạch ngang ? Lấy ví dụ”

  1. – Phép liệt kê là gì? Lấy ví dụ.
    Trả lời: – Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
    Ví dụ: Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp liệt kê để nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân, chứng minh cho lòng yêu nước đó là bất tử “…Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước
    – Dấu chấm lửng là gì? Lấy ví dụ.
    Trả lời: Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.
    Mục đích của việc sử dụng dấu chấm lửng:
    Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.
    Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.
    Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.
    Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.
    Ví dụ: Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…
    Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.
    – Dấu chấm phẩy ? Lấy ví dụ
    Trả lời: Dấu chấm phẩy được kí hiệu là (;), đây là một loại dấu câu sử dùng để đánh dấu để xác định ranh giới giữa các vế ở trong một câu, hay có thể thấy ở những câu ghép phức tạp, bên cạnh đó dấu chấm phẩy cũng được dùng để đánh dấu cho ranh giới cho những câu có sử dụng phép liệt kê.
    Ví dụ: Em rất thích chơi ở công viên; em thích chơi cầu tuột và xích đu ở công viên.
    Trong câu trên là câu ghép có sử dụng dấu chấm phẩy, có tác dụng câu sau bổ sung ý nghĩa cho câu trước, cũng như chỉ ra ranh giới giữa các câu.
    – Dấu gạch ngang? Lấy ví dụ:
    Trả lời: Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
    Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
    Dấu gạch ngay dùng để:
    Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
    Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
    Nối các từ nằm trong một liên danh.
    Về độ dài, dấu gạch ngang dài hơn dấu gạch nối.
    Ví dụ:
    + Dấu gạch ngang:
    Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.
    + Dấu gạch nối:
    Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.
    $#Lani2011$

    Trả lời
  2. * Phép liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại.
    -> Tác dụng: 
    Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
    – Dựa vào cấu tạo, liệt kê chia thành 2 loại:
    + Liệt kê theo từng cặp:
    VD: Nhà bà em trồng rất nhiều thứ cây: cây ổi với cây táo, cây na với cây xoài, …
    + Liệt kê không theo từng cặp:
    VD: Nhà bà em trồng rất nhiều thứ cây: cây na, cây xoài, xây táo, …
    – Dựa vào ý nghĩa, liệt kê chia thành 2 loại:
    + Liệt kê tăng tiến:
    VD:
    Nhà em có tất cả 5 người: ông, bà, bố, mẹ và em.
    + Liệt kê không tăng tiến:
    VD: Nhà em có tất cả 5 người: bố, mẹ, ông, bà và em.
    * Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.
    (Tên gọi khác: dấu ba chấm)
    -> Tác dụng: 
    + Biểu đạt ý vẫn còn chưa hết, vẫn còn điều muốn nói.
    + Thể hiện sự ngập ngùng, ngắt quãng trong câu.
    + Thể hiện sự kéo dài của một loại âm thanh trong câu.
    VD: Ở Việt Nam, các loại bánh nổi tiếng như: bánh cuốn, bánh phở, bánh đa nem, …
    * Dấu chấm phẩy là một dấu câu thông dụng, có tác dụng ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê. 
    -> Tác dụng:
    + Để đánh dấu để xác định ranh giới giữa các vế ở trong một câu, câu ghép phức tạp,
    + Để đánh dấu cho ranh giới cho những câu có sử dụng phép liệt kê.
    VD: Trời thì xanh; biển lại càng xanh.
    * Dấu gạch ngang là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ.
    -> Tác dụng: 
    + Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.
    +  Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau. 
    + Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm. 
    VD: Ngày mai, mẹ và em sẽ đi đến những nơi Cà Mau – Rạch Giá – Phú Hưng.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới