Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: – Đây rồi!…Thế chứ lại ! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: – Ù ! Thông

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
– Đây rồi!…Thế chứ lại !
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
– Ù ! Thông tôm chi chi nẩy !… Điếu mày !…
Ấy trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !
(Ngữ văn 7 tập 2, trang 74)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Chỉ ra nét nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn trích nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

1 bình luận về “Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: – Đây rồi!…Thế chứ lại ! Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: – Ù ! Thông”

  1. Câu 1: 
    – Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 
    *Giải thích: 
    – Tự sự: tường thuật, trình bày lại các sự việc đang diễn ra cho người đọc, người nghe. 
    – Miêu tả: “Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu”. 
    -> Miêu tả khung cảnh ngoài đình. 
    – Biểu cảm: Kể sao cho xiết!
    -> Cảm xúc, thái độ của tác giả đối với số phận của hàng ngàn nhân dân đang chống chọi với cơn bão ngoài kia. 
    _________________________________________________
    Câu 2: 
    – Nghệ thuật tiêu biểu: Liệt kê (nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu). 
    -> Tác dụng: Liệt kê những thiệt hại, tổn thất của nhân dân sau khi con đê chắn bão của làng bị vỡ vì không chịu nổi cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Đồng thời qua đó nhằm phê phán, tố cáo bộ mặt bất nhân, tàn nhẫn của tầng lớp quan lại của xã hội phong kiến đương thời chỉ biết ăn chơi, hưởng thú vui của cuộc sống mà không quan tâm, ngó ngàng đến đời sống tinh thần của nhân dân. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới