Rùa và Thỏ Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên c

Rùa và Thỏ
Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.
Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:
Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất.
Rùa ngẩng lên, đáp:
Tôi tập chạy cho khỏe.
Thỏ nói:
Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.
Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:
Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.
Câu chuyện Rùa và Thỏ
Thỏ phá lên cười, bảo rằng:
Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!
Rùa nói chắc nịch:
Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:
Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy
Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.
Thỏ vẫn ngạo nghễ:
Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!
Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh.
Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
Thỏ nghĩ: Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.
Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi.
Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.
(Truyện ngụ ngôn Aesop, trang 12-13, NXB Trẻ, HCM- 2010)
Câu 1: Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào? Nhận biết
A. Truyền thuyết. B. Truyện cổ tích. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 3: Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Rùa thích chạy đua với Thỏ.
B. Thỏ và Rùa có cuộc hẹn chạy thi từ trước.
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp nên Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 4: Vì sao Thỏ chạy thua Rùa? Thông hiểu
A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích.
Câu 5. Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy cụm từ gạch chân thuộc thành phần gì trong câu?
A. Chủ ngữ. B. Trạng ngữ. C. Vị ngữ. D. Định ngữ.
Câu 6. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất thể hiện đặc điểm của loài Thỏ?
A. Chấp Rùa chạy trước và đứng nhìn, vỗ tay cổ vũ
B. Ngồi chơi và chờ cho Rùa gần tới đích mới bắt đầu chạy
C. Nằm ngủ từ sáng tới chiều nên quên cả cuộc thi
D. Nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Thỏ và Rùa ?
A. Ca ngợi tinh thần đoàn kết. B. Ca ngợi lòng dũng cảm.
C. Phê phán thói ích kỷ. D. Phê phán thói chủ quan.
Câu 8. Xác định nghĩa của từ Hán Việt trong câu sau: Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
A. Khuyến khích, an ủi. B. Khen thưởng, khích lệ.
C. An ủi, đồng cảm. D. Khích lệ, động viên.
Câu 9: Em rút ra bài học gì sau khi đọc xong văn bản trên ?
Câu 10. Hãy chọn nhân vật Rùa hoặc Thỏ và thể hiện cách ứng xử của mình nếu em là một trong hai nhân vật đó.

1 bình luận về “Rùa và Thỏ Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên c”

  1. Câu 1: C. Truyện ngụ ngôn
    => Giải thích: Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió
    Câu 2: A. Tự sự
    => Giải thích: Phương thức biểu đạt chính của truyện ngụ ngôn là tự sự.
    Câu 3: C. Thỏ chê Rùa chậm chạp nên Rùa quyết tâm chạy thi.
    => Giải thích: Trích trong câu chuyện trên: “Từ đầu…sẽ cho cậu thấy”
    Câu 4: B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
    => Giải thích: Trích trong câu chuyện trên: “Thỏ đang khoan thai…Hết!”
    Câu 5: Bạn chưa gạch chân!
    Câu 6: D. Nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường
    => Giải thích: Trích trong câu chuyện trên: “Thế là Thỏ nhởn nhơ..quên mất cả cuộc thi.”
    Câu 7: D. Phê phán thói chủ quan
    => Giải thích: Qua câu chuyện trên, ta thấy chỉ vì Thỏ khinh thường Rùa, chủ quan trong cuộc thi mà đã chuốc lấy sự thất bại về mình.
    Câu 8: D. Khích lệ, động viên
    => Giải thích: Cổ vũ là hành động tác động đến tinh thần, khiến cho người ta có cảm giác hăng hái hoạt động
    Câu 9: Sau khi đọc xong câu chuyện ” Thỏ và Rùa “, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa, đó là không được khinh thường người khác, đặc biệt là không được chủ quan trước mọi tình huống vì tính tình đó sẽ khiến mình thất bại.
    Câu 10:  Nếu là em, em sẽ chọn vào vai nhân vật Thỏ. Thay vì chê bai Rùa, em sẽ động viên và cùng chạy với Rùa để nâng cao sức khỏe, đồng thời có thể duy trì tình bạn giữa Thỏ và Rùa.
    @KyungSeok_

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới