tìm 1 đoạn ngữ liệu có sd bptt nhân hóa và ẩn dụ, chỉ rõ r nêu tác dụng

tìm 1 đoạn ngữ liệu có sd bptt nhân hóa và ẩn dụ, chỉ rõ r nêu tác dụng

2 bình luận về “tìm 1 đoạn ngữ liệu có sd bptt nhân hóa và ẩn dụ, chỉ rõ r nêu tác dụng”

  1. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
    – Câu thơ “Giếng . . . lính” vừa là phép ẩn dụ, vừa là một hình ảnh nhân hóa để diễn tả một cách tự nhiên và tinh tế tâm hồn người lính
    + BPNT: nhân hóa “giếng nước gốc đa nhớ . . .”
    $\rightarrow$ Giếng nước gốc đa hay chính là tấm lòng của người lính luôn canh canh nỗi nhớ quê hương, cũng bởi vậy mà họ tạo ra cho “giếng nước gốc đa” một tâm hồn để  luôn nhớ về
    + BPNT: ẩn dụ “giếng nước gốc đa” – tượng trưng cho những người thân của họ nơi quê nhà
    $\rightarrow$ Họ ra đi để lại một trời thương nhớ, nhớ nhà, nhớ quê hương và trên hết là nỗi nhớ người thân, họ đã chế ngự được nó nhưng càng chế ngự, nỗi nhớ càng trở nên da diết. Từ những người nông dân nay họ khoác lên bộ quân phục của người lính và ra đi vì nghĩa lớn, tuy nhiên nỗi nhớ người thân vẫn cứ tồn đọng trong tâm trí mỗi người
    – Ngoài ra đạn thơ trên còn sử dụng BPNT: liệt kê
    + “Ruộng nương”, “Gian nhà”
    $\rightarrow$ Ruộng nương, căn nhà là những tài sản quý giá, thân thiết nhất với các anh mà nay phải bỏ lại, hy sinh hạnh phúc riêng, vì lợi ích chung và độc lập, tự do của dân tộc, nó thể hiện tấm lòng giàu đức hy sinh, và ý chí quyết tâm, kiên cường ra đi vì nghĩa lớn của người lính
    + “Giếng nước”, “gốc đa”
    – Bạn tham khảo!
    $@HannLyy$

    Trả lời
  2. @ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
    – Trích : Viếng lăng Bác ( Viễn Phương ) –
    @ Biện pháp tu từ :
    + Nhân hóa ( đi , thấy ).
    => Tác dụng : Làm cho câu văn thêm sức biểu cảm. Việc ví mặt trời – một hình ảnh tượng trưng cho nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn của sự sống có những hành động đó mang lại cho ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên, đất trời.
    + Ẩn dụ : Mặt trời.
    => Tác dụng : Việc ví Bác như mặt trời là để nhấn mạnh công lao trời biển của Bác dành cho dân tộc Việt Nam. Bác đã giúp nhân dân ta thoát khỏi cảnh đói nghèo, cảnh nô lệ để bây giờ có được hạnh phúc. Nhà thơ còn nhấn mạnh vầng mặt trời ấy rất đỏ một mặt để ca ngợi công lao của Người, mặt khác thể hiện niềm tự hào xen lẫn xúc động của nhân dân Việt Nam khi có Bác Hồ kính yêu.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới