Trả lời hộ nha hơi dài xíu Đoạn 1: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộ

Trả lời hộ nha hơi dài xíu
Đoạn 1:
Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hang trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷn chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
a,Nêu tác giả, tác phẩm?
b) Nội dung của đoạn?
c) Tìm biện pháp nghệ thuật? Nêu tác dụng của biện pháp đó.
d,Tìm câu văn có dấu chấm phẩy và cho biết tác dụng của dấu chấm phẩy đó.
e) Trong văn bản có nhắc tới quan phụ mẫu hay còn gọi là quan cha mẹ, theo em có đúng không, vì sao? Người ta gọi như vậy có mục đích gì?
Đoạn 2:
Trong đình, đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.
a) Tác giả, tác phẩm
b) Nội dung của đoạn?
c) Tìm biện pháp nghệ thuật? Nêu tác dụng của biện pháp đó.
d) Theo em việc tác giả viết làng X phủ X mà không gọi tên con sông Nhị Hà có dụng ý gì?

1 bình luận về “Trả lời hộ nha hơi dài xíu Đoạn 1: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộ”

  1. Đoạn 1
     a,Nêu tác giả, tác phẩm?
    – Tác giả: Phạm Duy Tốn
    – Tác phẩm: Sống chết mặc bay
    b) Nội dung của đoạn?
    – Nội dung: Cảnh con đê trên sông Nhị Hà đang núng thế giữa mưa bão trong đêm khuya và cảnh lngười dân ra sức hộ đê
    c) Tìm biện pháp nghệ thuật? Nêu tác dụng của biện pháp đó.
    – Biện pháp nghệ thuật: liệt kê
    – Câu: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đặp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
    – Tác dụng: Diễn tả, miêu tả chi tiết, đầy đủ cảnh người dân đang hộ đê.
    d) Tìm câu văn có dấu chấm phẩy và cho biết tác dụng của dấu chấm phẩy đó.
    – Câu có dấu chấm phẩy: Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X, thuộc phủ X, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
    – Công dụng dấu chấm phẩy: đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
    e) Trong văn bản có nhắc tới quan phụ mẫu hay còn gọi là quan cha mẹ, theo em có đúng không, vì sao? Người ta gọi như vậy có mục đích gì?
    – Vị quan ấy không xứng đáng với tên gọi.
    – Người ta gọi như vậy với mục đích mĩa mai, châm biến một con người vô trách nhiệm, vô lương tâm trước cảnh đê vỡ và tính mạng người dân.
    Đoạn 2
    a)Tác giả, tác phẩm
         – Tác giả: Phạm Duy Tốn
         – Tác phẩm: Sống chết mặc bay
    b) Nội dung của đoạn?
    – Miêu tả cảnh sinh hoạt trong đình của viên quan phụ mẫu khi đi hộ đê hách dịch, nhàn nhã, hưởng lạc, xa hoa, lãng phí.
    c) Tìm biện pháp nghệ thuật? Nêu tác dụng của biện pháp đó.
    – Biện pháp liệt kê
    – Câu: Bên cạnh ngài, mé tay trai, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi nồi chữ nhật để mở trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trong mà thích mắt.
    – Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, chi tiết những đồ dung sinh hoạt của tên quan phụ mẫu ở trong đình.
    d) Theo em việc tác giả viết làng X phủ X mà không gọi tên con sông Nhị Hà có dụng ý gì?
    – Dọc theo con sông Nhị Hà câu chuyện không chỉ xảy ra ở một nơi mà còn phổ biến ở rất nhiều nơi rất nhiều nơi trên nước ta vào thời bấy giờ
    Gửi ạ

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới