Tục ngữ đã có câu: Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học thầy không tày học bạn. Vậy 2 câu đó có mâu thuẫn với nhau

Tục ngữ đã có câu: Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học thầy không tày học bạn. Vậy 2 câu đó có mâu thuẫn với nhau không?
– Giúp em với mai em thi r

2 bình luận về “Tục ngữ đã có câu: Không thầy đố mày làm nên nhưng lại có câu Học thầy không tày học bạn. Vậy 2 câu đó có mâu thuẫn với nhau”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    – Câu tục ngữ số 5, 6 nằm trong nhóm những câu tục ngữ có nghĩa đối lập nhau. Đây cũng là một hiện tượng bình thường, bắt nguồn từ cơ chế tạo nghĩa của tục ngữ. Đặc trưng của tục ngữ là rất cô đọng, hàm ucs, mỗi câu chỉ gồm vài từ và những bài học, tri thức mà tục ngữ tổng kết hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm, sự quan sát từ thực tế. Do đó, ý nghĩa của tục ngữ mang tính phiến diện, những điều đúc kết trong đó chưa phải là khoa học mà mới chỉ tiệm cận với khoa học. Vì thế, mỗi câu tục ngữ chỉ có thể nhấn mạnh một khía cạnh mà nó đề cập đến và trong tổng thể kho tàng tục ngữ luôn xuất hiện những hiện tượng trái nghĩa.
    – “Học thầy không tày học bạn” nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của bạn bè trong quá trình học tập. Bởi lẽ, bạn bè đồng trang lứa có cùng quá trình phát triển tư duy, nhận thức và tâm lí, do đó dễ dàng học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Trong khi đó, thầy cô dẫu có kiến thức cao nhưng lại có khoảng cách với học sinh về cách thức truyền đạt, cách tư duy và tâm lí lứa tuổi nên đôi khi việc tiếp thu từ người thầy khó khăn hơn là học từ bạn bè. Hơn nữa, trẻ em có thói quen bắt chước, đồng thời với sự ganh đua, phấn đấu nên việc học từ bạn có hiệu quả nhất định. 
    – Ngược lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” lại khẳng định tuyệt đối vai trò của người thầy đối với sự thành công của mỗi người. Tục ngữ cũng có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “Muốn sang thì bắc cầu kiều – Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”,… để nhắc nhở mỗi người cần ghi nhớ công lao và biết kính trọng các thầy cô giáo. 
    – Về mặt hình thức biểu hiện, hai câu tục ngữ sử dụng kiểu câu khác nhau: câu “Không thầy đố mày làm nên” dùng hình thức cảm thán như một lời thách thức, câu “Học thầy không tày học bạn” dùng hình thức so sánh giữa hai đối tượng. Nhìn bề ngoài, có vẻ hai câu tục ngữ đối lập với nhau nhưng thực chất chúng lại bổ sung, hoàn thiện cho nhau. Chức năng của tục ngữ là tổng kết kinh nghiệm và giáo huấn cho nên mỗi câu tục ngữ không nhằm hạ thấp đối tượng nào (người thầy hay bạn bè) mà muốn nhắn nhủ chúng ta rằng: mỗi người đều có thể học tập ở những người xung quanh, mỗi một đối tượng đem đến một mảng kiến thức, một cách học khác nhau.

    Trả lời
  2. trả lời:
    ko mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học. trong rèn luyện và học tập người thầy đóng vai trò chủ đạo , tổ chức hướng dẫn và truyền thụ kiến thức cho người học

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới