Văn 7 Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề Cánh diều mây và sóng

Văn 7 Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề Cánh diều mây và sóng

1 bình luận về “Văn 7 Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề Cánh diều mây và sóng”

  1. Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay. Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha – con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, khi đọc bài thơ, nhiều người cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Số còn lại cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến nào mới thật sự chính xác? Chúng ta cùng tìm câu trả lời bên trong bài thơ:
    Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cả hai ý kiến đều nói về cánh buồm, một hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ:
    Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
    Sẽ có cây, có cửa, có nhà
    Vẫn là đất nước của ta
    Những nơi đó cha chưa hề đi đến
    Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có… có… có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực.
    “Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh:
    “Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ:
    Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
    Để con đi…”
    Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.
    Tóm lại, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.
    hay không

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới