Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng
(SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)
Câu hỏi:
a. Dấu chấm phẩy trong câu Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần có công dụng gì?
b. Câu văn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại.
c. Tìm các cụm C – V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong đoạn văn trên?

1 bình luận về “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân”

  1. a)
    – Dấu chấm phẩy trong câu “Văn chương…nghìn lần” có công dụng: đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp. 
    b)
    – Câu “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” là câu chủ động.
    – Chuyển đổi: Ta được văn chương gây những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
    c) Văn chương// gây cho ta những tình cảm ta /không có, luyện những tình cảm ta /sẵn có
    – Cụm C – V: ta không có, ta sẵn có
    – Cụm C -V: giữ vai trò làm vị ngữ trong câu.
    – Cụm từ: những tình cảm ta không có, những tình cảm ta sẵn có.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới