Văn mẫu lớp 7: Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống ko chép mạng

Văn mẫu lớp 7: Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống
ko chép mạng

2 bình luận về “Văn mẫu lớp 7: Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống ko chép mạng”

  1. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.
    Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ. Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.
     Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.

    Trả lời
  2. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều bài ca dao, tục ngữ được ông cha ta sáng tác nhằm khuyên răn, giáo dục con người. Trong số đó có câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đây là tục ngữ chứa đựng giá trị sâu sắc, bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống.
    Đầu tiên, chúng ta cần phải có cái nhìn bao quát và hiểu rõ được nghĩa của câu tục ngữ. Theo nghĩa đen, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nói về những người được hưởng trái ngọt thì phải nhớ đến người có công vun trồng, chăm bón. Nhưng sâu xa hơn, nghĩa bóng của câu tục ngữ lại là lời nhắc nhở mỗi người cần biết ơn, trân trọng những thành quả người khác đã đem đến cho mình. Như vậy, câu tục ngữ đã răn dạy, khuyên nhủ con người về lòng biết ơn trong cuộc sống. Đây là một lối sống tốt đẹp, truyền thống ngàn đời của ông cha.
    Hàng năm, cứ mỗi dịp 27/7 hay 22/12, Đảng, Nhà nước và chính quyền ở các địa phương luôn làm lễ dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã có công với cách mạng, đất nước. Họ chính là người đã hiến dâng tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc. Để có được hạnh phúc, yên bình ngày hôm nay là sự đánh đổi của biết bao thế hệ, con người. Việc làm này cũng là cách để chúng ta bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với họ. Ngoài ra, chúng ta còn bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục ta bằng cách học tập, không ngừng cố gắng, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Hay đó còn tình cảm chân thành, quý mến mà học trò dành cho thầy cô, người dìu dắt mình đến bến bờ tri thức thông qua các hoạt động thiết thực vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
    Như vậy, lòng biết ơn đã trở thành một nét đẹp văn hóa, ứng xử suốt ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Lòng biết ơn giúp cho con người biết ghi nhớ công lao của người khác. Đồng thời, giúp gắn kết các mối quan hệ, từ đó tạo nên một xã hội văn minh, tốt đẹp. Khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi người, ta sẽ luôn được người khác nể trọng. Nói về lòng biết ơn, tiến sĩ Geshe Michael Roach có những lời như sau: “Mỗi ngày, chúng ta đều phải lấy cái tâm biết ơn để đối mặt với cuộc sống. Biết ơn cha mẹ, bởi cha mẹ cho bạn sinh mệnh. Biết ơn thầy cô, vì thầy cô đắp nặn tâm hồn bạn. Biết ơn những cảnh ngộ bạn gặp phải, bởi chúng cho bạn dũng khí. Đồng thời biết ơn những nghịch cảnh, bởi họ cho bạn thêm kiên cường”. Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt biết ơn, bạn sẽ đón nhận được vô vàn điều tốt đẹp.
    Biết ơn không chỉ dành cho những phi thường, vĩ đại mà còn dành cho cả những điều tầm thường, nhỏ bé. Chúng ta phải cảm thấy may mắn, hạnh phúc khi mỗi sớm mai thức dậy vẫn còn có cơ hội để được sống và yêu thương. Hãy biết ơn cả hàng cây, tán lá, chim muông đã cho ta môi trường sống trong lành.
    Là một học sinh, chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình bằng cách trân trọng thành quả của người khác; luôn tôn trọng, có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của ông cha. Đồng thời, thể hiện tấm lòng biết ơn thông qua các hành động thiết thực với ông bà, bố mẹ, thầy cô,…
    Cuộc đời sẽ mỉm cười khi chúng ta trao đi tình yêu thương và sự biết ơn của mình. Bởi “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được sự hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc từng giờ.”

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới