Văn nghị luận: Giải thích câu tục ngữ – “Thương người như thể thương thân” – ” Có công mài sắt có ngày nên kim” – ” Thất bại

Văn nghị luận: Giải thích câu tục ngữ
– “Thương người như thể thương thân”
– ” Có công mài sắt có ngày nên kim”
– ” Thất bại là mẹ thành công”
Có thể chép mạng nhưng không được chép hết nhé. Bạn làm 2 đề lấy 20đ mà làm hết thì mình tăng điểm nhe
Các bạn giúp mình nhé

1 bình luận về “Văn nghị luận: Giải thích câu tục ngữ – “Thương người như thể thương thân” – ” Có công mài sắt có ngày nên kim” – ” Thất bại”

  1. Văn nghị luận: Giải thích câu tục ngữ – “Thương người như thể thương thân”
    Cổ nhân có câu “Thương người như thể thương thân”Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng bài học sâu sắc. “Thương người” có nghĩa là tình cảm quý mến, sự chia sẻ hay giúp đỡ với những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là tự yêu thương, chăm sóc và trân trọng chính mình. 
    Chúng ta sinh ra không có ai là hoàn hảo. Mỗi người sống trong một hoàn cảnh. Có người sung sướng, đủ đầy. Cũng sẽ có người khổ cực, thiếu thốn. Sự chia sẻ, yêu thương sẽ giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, người biết đồng cảm, yêu thương sẽ nhận lại sự trân trọng từ những người xung quanh. Tương thân tương ái đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Bên cạnh đó, nhiều người có lối sống ích kỉ, vô cảm. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, coi thường những người nghèo khổ. Đó là lối sống đáng lên án và phê phán và chúng ta cần phải tránh xa.
    Mỗi người hãy ghi nhớ câu tục ngữ để có thể trở thành những con người sống biết yêu thương để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
    Văn nghị luận: Giải thích câu tục ngữ – ” Có công mài sắt có ngày nên kim”
    Có người đã từng khẳng định rằng: “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Kiên trì là một đức tính tốt đẹp, cần thiết trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta cũng đã nhắc nhở con cháu rằng “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
    Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ nói đến hình ảnh quen thuộc về công việc của những người thợ rèn. Từ một khối sắt to lớn và thô sơ, họ đã rèn ra chiếc kim nhỏ bé. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn nói rằng khi kiên trì, nỗ lực sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Như vậy, câu tục ngữ khuyên nhủ con người cần phải rèn luyện đức tính kiên trì.
    Cuộc sống là một chặng đường rất dài, mà đôi khi trong quá trình bước đi, chúng ta sẽ đâm phải gai nhọn, làm bàn chân rướm máu. Nhưng người bản lĩnh, kiên trì vượt qua mà không sợ khó khăn, thất bại sẽ trở thành một cây kim sáng bóng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
    “Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên”
    Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có n hiều người không chịu cố gắng rèn luyện bản thân. Họ chỉ biết sống một cách thụ động, thiếu đi quyết tâm cùng sự kiên trì khi làm bất cứ việc gì. Nếu gặp phải khó khăn, họ sẽ sợ hãi rồi không dám vượt qua. Cách sống như vậy sẽ khiến họ phải nhận lấy thất bại. Hiểu được điều đó, mỗi học sinh cần cố gắng nỗ học tập không ngừng, đừng nản chí hay buông xuôi theo dòng chảy cuộc đời. Trong tương lai, mỗi người sẽ đạt được thành công như mình mong ước.
    Tóm lại, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” chứa đựng lời khuyên giá trị. Cho dù gặp phải khó khăn nào, chúng ta cũng cần kiên trì bước tiếp, tin rằng sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
    $#246$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới