văn thuyết minh về trò chơi dân gian

văn thuyết minh về trò chơi dân gian

2 bình luận về “văn thuyết minh về trò chơi dân gian”

  1. và trong không gian rộng, có nhiều chỗ ẩn nấp, những người đi trốn khó bị tìm ra bởi người đi tìm, trò chơi sẽ hấp dẫn hơn nhiều nếu người đi tìm không thể nào tìm ra nơi những người khác đang ẩn nấp. Những người chơi cũng hào hứng hơn trong việc trốn thật kĩ, không để cho người tìm tìm ra nơi trú ẩn của mình.
    Ai cũng mong muốn mình là người cuối cùng bị tìm thấy để có thể cứu những người đã bị tìm thấy và chiến thắng. Trò chơi dân gian này không những sáng tạo mà còn tạo cảm giác hồi hộp cho người chơi nhưng thường đối tượng tham gia chơi trò chơi này là những đứa trẻ con, chúng rất năng động và sôi nổi. Chính vì thế mà trò chơi trốn tìm trở thành một kí ức đẹp đẽ khi nhớ về tuổi thơ.
    Trò chơi trốn tìm dường như rất phổ biến và trở thành một nét văn hóa ở nông thôn. Giờ đây xã hội tiến bộ, công nghệ ngày một phát triển, trẻ em hiếm khi chơi những trò chơi vận động thể chất như thế mà chúng thường say mê với những trò chơi điện tử,… Thật đáng tiếc nếu trẻ em – những thế hệ sau không được trải qua cảm giác vui sướng, hồi hộp khi chơi trốn tìm – một trò chơi dân gian lí thú.
    Chúng ta luôn tin rằng, dù trò chơi điện tử, những chiếc laptop, ipad đầy cái mới lạ hiện nay sẽ chẳng bao giờ làm lu mờ đi những giá trị, những nét đẹp của trò chơi trốn tìm – một thú vui trong đời sống tinh thần người dân Việt lâu đời.

    Trả lời
  2. $\text{Tham khảo giúp tôii ạa!}$
    $\textit{Bài làm}$
           Đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Nhiều trò chơi khog chỉ gắn liền với mọi lứa tuổi, mang màu sắc của ký ức mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của biết bao thế hệ. Đó là những trò mang tính giải trí, tính cộng đồng cao, không phải là chơi cá nhân mà đòi hỏi sự tập trung đoàn kết của mọi người. Trò lò cò bẹp hay nhảy lò cò là một trong những trò chơi như thế!
           Chẳng biết từ bao giờ, nhảy lò cò đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Nó được xem là một di sản văn hóa phi vật thể trong kho tàng văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Đây là trò chơi có từ thời xa xưa và khó để có thể xác định được khoảng thời gian ra đời cụ thể. Có một số tài liệu cho rằng lò cò bẹp đã có từ thời La Mã cổ đại, từ thời Trung Cổ, khi những người lính La Mã đã chơi nhảy lò cò để đọ sức mạnh và tốc độ với nhau. Cho đến sau này thì lò cò bẹp đã trở nên thông dụng và được nhiều người ưa thích không chỉ ở riêng Việt Nam mà ở các quốc gia khác trên thế giới bởi niềm vui, tiếng cười  mà nó đem lại. Đặc biệt trong các dịp tụ họp bạn bè, ôn lại những khoảng khắc thời thơ ấu đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi nhảy lò cò.
          Lò cò bẹp là trò chơi vận động bằng những hoạt động chạy, nhảy, vậy nên để có một sự thoải mái khi chơi nên chọn không gian chơi bằng phẳng, rộng rãi, đồng thời có thể dễ dàng vẽ ô chơi được như sân trường,… Đây là một trò chơi tập thể theo lượt từng người một, nên không giới hạn người chơi. Tuy nhiên, nên chơi tối đa 5 người chơi trên một ô chơi. Vì việc vẽ ô chơi nhảy lò cò khá đơn giản, nên khi có số người chơi lớn hơn,  bạn nên vẽ thêm ô chơi khác để người chơi không phải chờ quá lâu để đến lượt.
    Hình thức chơi lò cò bẹp khá đơn giản. Trước tiên bạn phải vẽ sơ đồ gồm 10 ô vuông. Dùng phấn, than, hoặc đầu que nhọn để vẽ xuống nền sân chơi những đường thẳng giao nhau để tạo thành các ô vuông. Diện tích các ô vuông đủ rộng để một người chơi có thể đứng cả hai chân vào trong hoặc một lần bật nhảy có thể chuyển sang được ô khác liền kế. Diện tích đề xuất nên là các ô vuông 30×30 cm hoặc 40x40cm. Có rất nhiều biến thể ô chơi nhảy lò cò, bạn có thể chọn một số sơ đồ sau để chơi như: lò cò đơn, lò cò đôi,…
    Kế tiếp từng người chơi lần lượt tự chọn lấy “chàm” cho mình, đó có thể là viên sỏi, mảnh gạch hay đồng xu,… và người chơi sẽ cầm chàm để ném vào các ô theo từng lượt chơi. Sau đó những người chơi tiến hành oẳn tù xì để sắp xếp thứ tự chơi trước sau. Người chơi oẳn tù xì thắng sẽ là người chơi đi đầu tiên. Mỗi người chơi sẽ bắt đầu lượt của mình bằng cách tung Chàm vào ô số 1. Sao cho Chàm rơi đúng vào ô, không được chạm vạch kẻ ô hoặc bị bắn ra ngoài hoặc sang ô khác. Nếu không tung trúng Chàm, người chơi mất lượt. Khi đã tung được Chàm, người chơi bắt đầu tiến hành nhảy lò cò theo quy luật sau: người chơi nhảy vào tất cả các ô trừ ô có chứa Chàm ( ví dụ lượt đầu tiên thì người chơi bật nhảy luôn vào ô số 2) ; với ô đơn người chơi chỉ được đặt một chân vào ô, chân còn lại co lên. Với ô kép người chơi đặt mỗi bên chân ở một ô, chân phải ô phải, chân trái ở ô bên trái. Sau khi đi hết một lượt từ ô số 1 đến ô số 10,. Tại ô số 10, người chơi bật nhảy để quay lại đằng sau những vẫn phải đảm bảo các quy tắc như ko đc chạm vạch hay mất thăng bằng bị ngã. Ném chàm vào, người chơi cúi xuống và nhặt chàm lên rồi lại bật nhảy về vị trí ban đầu. Kết thúc lượt chơi của người thứ 1, sẽ đến lượt chơi của người tiếp theo. Nếu người chơi trước đó ko hoàn thành hết các ô thì người chơi tiếp theo có thể chơi tại bàn mà họ bị dừng ở lượt chơi trước đó. Lúc người chơi đã chơi hết 10 ô chàm, người chơi có quyền cất nhà bằng cách người chơi đứng ở điểm xuất phát, quay lưng lại so với ô nhảy. Người chơi tung chàm ra đằng sau, chàm rơi vào nào thì ô đó sẽ trở thành của người chơi này. Trường hợp chàm rơi vào ranh giới 2 ô thì chàm nằm trên ô nào nhiều hơn thì nhà sẽ là ô đó. Người chơi ném ra ngoài ko trúng ô nào thì ng chơi mất lượt ném nhà.  Dùng phấn đánh dấu ô Nhà của người chơi. Từ các lượt tiếp theo, khi người chơi này nhảy tới ô Nhà, người chơi có quyền nhảy chụm 2 chân để nghỉ tại đây 60 giây. Còn những người chơi khác thì không được phép nhảy hay tung Chàm vào ô này.
         Ngoài ra, trò chơi nhảy lò này cũng có một số quy định về luật chơi như sau: Trong quá trình nhảy người chơi không đứng mất thăng bằng, chạm vào vạch kẻ ô, nhảy sai ô, chạm tay xuống đất… thì đều coi là phạm quy và mất lượt. Người chơi cũng không được phép dừng lại ở một ô quá 60 giây.Không được thay chàm trong khi chơi.Khỉ thảy chàm cất nhà phải xướng lớn: thảy đất cất nhà một-hai-ba và cũng ko đc vượt quá hạn mức tung chàm quá 3 lần khi cất nhà. Thảy chàm cất nhà vào nơi nhà mình đã có trước thì bị cháy nhà. Miếng sứt ra từ đồng chàm chạm vào đường kẻ cũng bị mất lượt và  tăng gấp đôi quãng đường cất nhà bằng cách đi ngược lại các mức
           Nhảy lò cò là 1 trò chơi dân gian mang một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta,  không chỉ thể hiện sự lành mạnh, văn minh mà còn giúp các người chơi phát huy sự linh hoạt, nhanh nhạy và cách xử lý vấn đề thông minh hơn.  Trò chơi này còn được xem là hội tụ đầy đủ các tính nghệ thuật trong mỗi trò chơi. Thêm vào đó, nhảy lò cò cũng phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi từ trẻ con, trai gái đến những người trung niên hoặc người lớn tuổi. Và cũng chính sự đa dạng về đối tượng chơi mà nhảy lò cò đã góp phần  tạo nên một nét đẹp trong trò chơi dân gian, trong nền văn hóa của truyền thống Việt Nam.
           Mặt khác, khi đứng trước thời đại của công nghệ thông tin, những trò chơi này dần bị mai một bởi sựhấp dẫn  và tiện lợi của các trò chơi thế giới ảo. Sân chơi trẻ em tu hẹp lại do những công trình, dây điện. Dù vậy một điều đáng mừng là sức sống của trò chơi nhảy lò cò vẫn ko hề mất đi mà ngày một thêm phong phú về thể lệ chơi hơn. Cùng với hiểu biết của con người đặc biệt mong muốn trẻ em có 1 tuổi thơ trọn vẹn, phát triển tư duy tốt, các bậc phụ huynh nên khuyến khích và dành thời gian với con chơi trò chơi dân gian này để hình ảnh của sự sáng tạo, đẹp đẽ về trò chơi nhảy lò cò nói riêng hay trò chơi  dân gian nói chung đc lưu truyền mãi.
            Đơn giản chỉ là vài viên chàm và ô kẻ, thế nhưng nhảy lò cò đã có mặt ko ít vào tuổi thơ của mỗi thế hệ học trò. Thế nên, nhảy lò cò là một trò chơi chứa đầy dấu ấn về những ngày trẻ thơ tuyệt đẹp. Để khi nhắc lại về những khoảng khắc thơ ấu là len lói của hình bóng những bước chân nhảy nhanh trên ô kẻ. Và nhảy lò cò mang đậm nét đẹp văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc ta.
    #NguyenTranHuyenTramTramm

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới