Viết 1 đoạn văn cảm nhận về cảnh trong đình trong bài văn sống chết mặc bay
Viết 1 đoạn văn cảm nhận về cảnh trong đình trong bài văn sống chết mặc bay
1 bình luận về “Viết 1 đoạn văn cảm nhận về cảnh trong đình trong bài văn sống chết mặc bay”
Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút.
Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.
Quan phủ cùng nhau lại đánh tổ tôm: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm.
Trong văn bản “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã khắc họa rất chân thực, sống động khung cảnh trong đình. Khung cảnh trong đình hiện lên đối lập với cảnh khốn khổ của người dân đang chống chọi với lũ lụt, với nguy cơ đê vỡ. Cảnh trong đình hiện lên qua hình ảnh miêu tả rất ấn tượng “Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút”. Nơi đây đẹp mà cũng thật nguy nga. Thêm nữa, bằng bút phát đối lập, tương phản, Phạm Duy Tốn đã làm sáng rõ bức tranh nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Ở đây, sự cụ thể, sự nghiêm chuẩn được tô đậm đối lập với người dân khốn khó ngoài kia. Nhưng có lẽ cảnh trong đình hiện lên “rực rỡ’ nhất với cảnh “quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm”. Sự vô trách nhiệm của quan phụ mẫu làm bức tranh cảnh trong đình như trở nên sắc sảo, đậm đặc hơn bao giờ hết. Cảnh trong đình là biểu trưng của hai thế giới đối lập giữa quan và dân, giữa sung sướng và khốn khổ.
1 bình luận về “Viết 1 đoạn văn cảm nhận về cảnh trong đình trong bài văn sống chết mặc bay”