2 bình luận về “Viết bài văn kể về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp”
Trong số những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người Anh Cả của” bộ đội Cụ Hồ”, vị tướng huyền thoại đầy tự hào trong lịch sử dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và trong lịch sử thế giới hiện đại có một vị trí nổi bật. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại Tướng chính là hiện thân sinh động và cảm động của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp hội tụ tính cách, phẩm chất vừa kiên trì, bền bỉ, phòng xa, lo trước, tính toán kỹ, cần kiệm, chắt chiu và tố chất của nhà chính trị- quân sự đại tài.Trong cuộc sống thường ngày, đại tướng thực sự là người công, giản dị và chu đáo.
mỗi lần Đại Tướng về quê, các cụ đồng niên với đại tướng còn sống, bao giờ đại tướng cũng mời đến nói chuyện, uống nước, ăn cơm. Trong câu chuyện của Đại Tướng về quê hương thì ông luôn nhắc đến hai quê hương. Rằng: ”quê hương em sinh ra ở An Xá, Lệ Thủy, Quảng Bình, nhưng cuộc đời hoạt động của em thì gắn liền với quê hương Thái Nguyên, khu ATK gắn liền với 9 năm kháng chiến trường kỳ chống Pháp. Quê hương An Xá, Lệ Thủy, Quảng Bình đã hun đúc em, rèn luyện cho em chí khí những năm tuổi thơ. Quê hương Thái Nguyên lại giúp đỡ, động viên và có nhiều tác động nhất đối với bản thân em và Trung ương Đảng trong 9 năm kháng chiến lấy Thái Nguyên là trung tâm khu ATK.”
Năm 1977, khi tìm được một Cụ Võ Quang Nghiêm,thân sinh của Đại tướng là liệt sĩ và từ Huế về(1977),hài cốt Cụ được đưa vào nghĩa trang liệt sĩ huyện.Khi thiết kế nghĩa trang, huyện đã chừa lại 2 ô ở khu các anh hùng, có ý sẽ an táng song thân Đại tướng. Khi biết chuyện, đại tướng nói:
-Cảm ơn thiện chí của lãnh đạo huyện, nhưng ông thân sinh em là liệt sỹ bình thường nên không thể đặt ở khu vực dành cho các anh hùng.Còn thân mẫu em là người dân, không thể đặt vào nghĩa trang liệt sĩ.
Theo lời đại tướng, cụ thân Sinh được đặt ở cạnh khu vực các anh hùng liệt sĩ,Còn thân mẫu được an táng phía ngoài nghĩa trang, cách khuôn viên vài chục mét.Mộ của bà nằm khiêm nhường bên cạnh những ngôi mộ khác.
Từ việc của gia đình, đại tướng đã thực hiện lời dạy dạy của Bác Hồ màmà khi nói chuyện với cán bộ ông thường nhắc lại: “dĩ công vi thượng”!
Tháng 11/1983, khi về quê, đại tướng đến thăm trường cấp 3 Lệ thủy. Trong vòng vây học sinh và cán bộ, giáo viên của trường cùng nhân dân chào đón, ông rẽ đám đông đến trước một cụ già thấm đậm,quắc thước, râu tóc bạc trắng và cất tiếng hỏi:
-Em trông cụ quen quen? Có phải là cụ Choặc không?
Cụ già lúng túng:
-Thưa ngài…đúng ạ!
Đại tướng ngắt lời:
-Xin cụ đừng gọi như vậy. Năm nay cụ bao nhiêu tuổi?
-Dạ thưa, em 71 tuổi.
Đại tướng nói:
-Em 73. Chúng ta là bạn đồng niên!
Sau khi đại tướng đi rồi, mọi người mới biết. Ông Lê choạc, người làng Phan Xá, khi còn thanh niên thường về cấy, gặt thuê Vùng An Xá, trong đó có có cụ Võ Quảng Nghiêm.Vào các dịp nghỉ hè, cậu Giáp học ở Huế thường về quê. Trong đám người làm, ông là người làm khỏe,Vui tính, hay hát hò nên nổi trội hơn cả. Gần nửa thế kỷ trôi qua, trong đám đông, đại tướng vẫn nhận ra và quan tâm đến người quen cũ.
Đại tướng xa Lệ Thủy( Quảng Bình) từ năm 14 tuổi khi vào học ở Trung Quốc học Huế và sau đó đi làm cách mạng.Dù rất ít khi về Lệ Thủy nhưng giọng nói của ông khi giao tiếp với đồng chí, đồng bào ở quê không hề bị lai tạp.Đại tướng dùng nhiều phương ngữ một cách giản dị, tự nhiên khiến ai nghe cũng cảm thấy bất ngờ khi nhắc đến trước phải thường nằm thời tuổi thơ, ông nói:
– Chắc nó thất lạc mô đó trong thôn, cách cháu tìm chuộc nó về!
Khi nói về khu vườn, ông bảo:
-Lương nhà mình trước đây kéo dài ra tận ngoài mưng tề!
Khi dự Xem đua bơi trên dòng Kiến Giang(8/1999), Đại tướng quay sang hỏi các lãnh đạo xã và thôn:
– Đò mềng thứ mấy?
Đó là câu cửa miệng của dân Lệ Thủy khi hỏi nhau về thứ hạng đò bơi, đò đua của làng mình xếp thứ tự bao nhiêu. Lời nói chất giọng quê hương cho thấy sự giản dị, mộc mạc và tính yêu quê hương tha thiết của đại hương.
Đại tướng của nhân dân đã được tôn vinh xứng đáng tự lòng dân, từ sự ngưỡng mộ, tôn kính tự hào và lòng biết ơn vô hạn của nhân dân dành cho ông:
“ Văn lo việc nước, Văn Thành Võ
Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.
Đại tướng của nhân dân sống mãi trong lòng dân, trong muôn triệu trái tim của người dân Việt Nam.
Không có việc gì khó Chí sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là biểu tượng, ý chí của những con người có quyết tâm cao. Những cuộc chiến tranh vì chính nghĩa, vì độc lập luôn đầy khó khăn. Thiếu lương thực, vũ khí quá thô sơ,cuộc sốngkham khổ. Thế nhưng Bác và những người lính của mình vẫn vượt qua. Còn chúng ta thì sao? Gặp chút thử thách của cuộc đời đã buông xuôi, đầu hàng số phận. Một số bạn trẻ hiện nay thường đổ lỗi cho đổ vỡ của gia đình, thất bại trong học tập dễ ngụy biện khi sa đà vào hút chích, nghiện ngập. Các bạn có sống trong đói khổ chưa? Có sống trong những nơi rừng sâu chưa? Tất cả đều chưa. Nhưng chỉ là những khó khăn nhỏ đã oán trách cuộc đời. Nên nhớ lúccuộc sốngvây quanh ta nhiều thử thách nhất chính là lúccuộc sốngưu ái ta nhất. Nó muốn ta hiểu được ta sẽ học được rất nhiều từ những thử thách đó. Lý tưởng sống cao đẹp và lòng can đảm là hai điều mà thanh niên chúng ta phải học tập Bác Giáp. Bác luôn lấy hình ảnh tự do của đất nước làm mục tiêu làm động lực. Chính những lý tưởng đó đã giúp đất nước ta đại thắng và giành lại độc lập vào chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (4/1975). Song song đó, Bác cũng trang bị lòng can đảm cho mình. Vì không có lòng can đảm thì thực sự đến ngày hôm nay đất nước ta vẫn chịu kiếp nô lệ. Thanh niên ta càng cần lý tưởng sống và lòng can đảm hơn ai hết. Vì thanh niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Nếu một đất nước mà những con người sống ở đó sống một cách buông thả, không có mục đích sống, sống nhút nhát, không can đảm thoát khỏi vỏ bọc của mình thì liệu đất nước đó có phát triển không? Hãy chứng tỏ thanh niên Việt Nam là những mầm non đầy nhiệt huyết , ý tưởng sống, luôn trang bị lòng can đảm. Hãy để cho các nước bạn biệt rằng Việt Nam chúng ta sau này sẽ được làm chủ bởi những con người luôn dám đương đầu với khó khăn.
Và điều cuối cùng ở Bác, vị Đại tướng tài ba đáng ngượng mộ nhất chính là sự khiêm tốn và lòng yêu thương. Bác không cho rằng mình là vị tướng huyền thoại, không cho rằng mình đánh đuổi Mỹ mà là cả nhân dân Việt Nam. Bác khiêm tốn và đê cao sức mạnhtập thểcủa toàn dân. Bác giúp chúng ta hiểu rằng “một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân”. Bác không tự cao, Bác cho rằng mình bình đẳng với những người khác. Sự khiêm tốn của Bác nhận được rất nhiều tình yêu thương từ nhân dân . Thanh niên như chúng ta dường như bị thời đại ngày nay cuốn hút đi quá nhanh. Việc rèn luyện tính khiêm tốn, ý thức sức mạnhtập thểvà lòng yêu thương ngày càng cần thiết. Khi ngày naygiới trẻcàng ngày càng mang thêm tính tự cao, sống riêng lẻ và đặc biệt là căn bệnh vô cảm. Đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, rô bốt được sản xuất mang những đặc tính giống con người càng nhiều nhưng con người chúng ta càng ngày càng rô bốt hóa.
Không biết yêu thương, dửng dung trước những khó khăn của người khác, chà đạp, đánh giá thấp người khác. Thử hỏi ai cũng như thế thì ai dám đầu tư vào đất nước Việt Nam nữa.Bởi không ai muốn phải làm việc với những người có tài năng nhưng quá kém nhân cách.
Thanh niên chúng ta hãy học tập Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vì Bác chính là hiện than của những tinh hoa dân tộc. Học tập Bác để sau này dung những phẩm chất từ bản thân đã học của Bác để phát triển đất nước. Nhưng hiện tại bây giờ đầy, Bác Giáp đã mãi mãi ra đi ở tuổi 103. Cả không khí đau thương mất mát bao trùm lên đất nước Việt Nam. Toàn dân dù biết Bác đã sống rất thọ nhưng sao vẫn nghe trong lòng đau nhói.
“Mùa thu lặng lẽ lá vàng rơi Cả nước tiếc thương tiễn một Người”.
Bác đã biết bao lần ra đi nhưng lần này là khác. Không phải ra đi xông pha chiến trận, không phải ra đi khảo sát đời sống nhân dân mà là sự ra đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi của Bác không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại. Bác Giáp ở lại như một sự hiện diện để xem những bàn taytuổi trẻ đổi mới đất nước. Bác ở lại để nhân dân ta hiểu Bác vẫn luôn là người Việt Nam, không bao giờ rời xa mảnh đất thân thương này.
“Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử” (Tố Hữu)
Dẫu biết với ngòi bút nhỏ bé của mình vẫn không thể kể hết những chiến công, những phẩm chất cao đẹp đáng để giới trẻ học tập của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng với tình cảm, sự kính trọng tôi vẫn viết. Và thanh niên Việt Nam ơi đừng phụ lòng mong đợi của Bác. Hãy cố gắng học tập thật tốt để tương lai có thể xây dựng và phát triển đất nước. Ở một nơi nào đó, vị Đại tướng kính yêu luôn theo dõi chúng ta.
“Mùa thu lặng lẽ vòng tạo hóa Đại tướng! Ngàn thu ru giấc người”
Đặc biệt chúng ta hãy sống, sống sao để như Bác, về với cõi vĩnh hằng một cách thanh thản.
Chí sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Lý tưởng sống cao đẹp và lòng can đảm là hai điều mà thanh niên chúng ta phải học tập Bác Giáp. Bác luôn lấy hình ảnh tự do của đất nước làm mục tiêu làm động lực. Chính những lý tưởng đó đã giúp đất nước ta đại thắng và giành lại độc lập vào chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (4/1975). Song song đó, Bác cũng trang bị lòng can đảm cho mình. Vì không có lòng can đảm thì thực sự đến ngày hôm nay đất nước ta vẫn chịu kiếp nô lệ. Thanh niên ta càng cần lý tưởng sống và lòng can đảm hơn ai hết. Vì thanh niên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Nếu một đất nước mà những con người sống ở đó sống một cách buông thả, không có mục đích sống, sống nhút nhát, không can đảm thoát khỏi vỏ bọc của mình thì liệu đất nước đó có phát triển không? Hãy chứng tỏ thanh niên Việt Nam là những mầm non đầy nhiệt huyết , ý tưởng sống, luôn trang bị lòng can đảm. Hãy để cho các nước bạn biệt rằng Việt Nam chúng ta sau này sẽ được làm chủ bởi những con người luôn dám đương đầu với khó khăn.
Cả nước tiếc thương tiễn một Người”.
Có cái chết hóa thành bất tử”
(Tố Hữu)
Đại tướng! Ngàn thu ru giấc người”