viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cù

viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao
nhiễu điều phủ lấy giá gương
người trong một nước phải thương nhau cùng

2 bình luận về “viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cù”

  1. Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
    Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
    Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
    Xem thêm:  Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên đây của Bác như thế nào?
    Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
    Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
    #lengocdiep9

    Trả lời
  2.  lưu ý ko viết vô: mấy bạn tìm mạng 7749 thì ko tìm ra bài này đâu nếu ai tìm ra thì xin nhẹ cái link
    Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua bao khó khăn trở ngại để vươn lên trong cuộc sống. Để nhắc nhở con cháu bài học về tinh thần cao đẹp ấy, ông cha ta đã đúc kết lại qua câu ca dao:
    ” Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng ”
       Câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào ? .
              Trước hết, Với những từ ngữ giàu hình ảnh và biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, câu ca dao để lại bài học vô cùng sâu sắc. Để hiểu rõ những giá trị đạo đức và bài học sâu sắc mà ông cha ta gửi gắm qua câu ca dao, ta cần hiểu câu tục ngũ trên là như thế nào. Xét về nghĩa đen, từ nhiễu điều được hiểu là 1 tấm vải lụa đỏ; từ phủ được hiểu là bao bọc, che chở bên ngoài; từ ‘giá gương’ được hiểu là 1 tấm gương được đặt trên 1 cái giá. Vậy nghĩa đen được hiểu là 1 tấm vải lụa màu đỏ bao bọc, trùm lấy bao bọc của giá gương. Xét về nghĩa bóng mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. . Câu ca dao đã cho thấy được một hình ảnh duy mĩ khi hai thứ dồ vật vô tri mà lại biết bao bọc, tô điểm cho nhau. Nhưng chưa dừng lại ở đó,câu ca dao còn ẩn chứa ý nghĩa sâu xa với bao bài học trân quý. “Nhiễu điều” và “giá gương” chính là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những con người khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tấm vải điều giống như những con người bao dung, tốt bụng luôn sẵn lòng đem tình thương của mình để bảo bọc cho những người khó khăn, hoạn nạn. Còn “ giá gương” là hình ảnh tượng trưng cho những người cần nâng đỡ, trợ giúp. Từ đó, ta có thể hiểu qua câu ca dao ông cha ta muốn khuyên con cháu đời sau phải biết đoàn kết,yêu thương,đùm bọc lẫn nhau. Chính những vật vô tri còn biết bảo bọc nhau thì huống gì chúng ta là anh em cùng giống nòi, chung lãnh thổ.
             Câu ca dao quả thật đã để lại cho chúng ta một lời khuyên vô cùng giá trị và giàu nhân đạo. Vậy tại sao người trong một nước phải biết quan tâm, đoàn kết, chia sẻ với nhau? Vì mỗi chúng ta tuy khác dòng họ, khác dân tộc, khác hoàn cảnh sống nhưng đều có chung nguồn gốc tổ tiên là Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, đều từ bọc trăm trứng mà ra, là con của Rồng, cháu của Tiên, nói cùng một tiếng mẹ đẻ, cùng chung một phong tục tập quán, chung một quốc tịch Việt Nam, cùng chung hai tiếng gọi đồng bào. Chúng ta không khác gì anh em chung một nhà, cùng chung sống hòa bình trên đất nước hình chữ S Việt Nam thân yêu.
       Tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau không chỉ thể hiện trong nhận thức mà còn thể hiện bằng những hành động cụ thể như nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người.Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”, :Trái tim em” của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao nhiêu mảnh đời khó khăn trong xã hội.Ngay trong những ngày đầu song gió của năm 2020 vừa qua,khi đất nước phải dớ mặt với đại dịch covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh hơn.Đó là những điểm phát lương thực miễn phí cho những người khó khan.Những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đến với những người nghèo.Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch.Họ không ngại đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình.Hình ảnh Bác Sĩ với những vết hằn vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động.Mọi người trong cộng đồng yêu thương,giúp đỡ lẫn nhau sẽ giúp cho mỗi cá nhân tốt hơn,hạnh phúc hơn.Giúp cho cộng đồng đoàn kết,nhờ đó tạo nên sức mạnh của cả cộng đồng.Từ đó bảo vệ đất nước trước các thế lực khác.
    Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó ? Việc mọi người chung một nước yêu thương nhau không phải chỉ là lời nói suông mà phải được biểu lộ ra bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Ta thấy hiện nay, khắp nơi đâu đâu cũng có những tấm lòng vàng, những vòng tay nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp, những ngôi nhà tình nghĩa, những phần quà đằm thắm sự yêu thương của các nhà tài trợ, các mạnh thường quân gửi đến cho những đồng bào nghèo, trẻ mồ côi, những người già neo đơn không nơi nương tựa, những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, những gia đình bị thiên tai, lũ lụt, …
    Như vậy qua đó,câu ca dao mang lại một ý nghĩa to lớn mà ông cha ta đã để lại.Tuy nhiên công nghệ ngày càng một phát triển,xã hội hiện đại hơn,giá trị của đồng tiền lên ngôi thì có một số người đã đi trái lại với câu nói của ông cha ta.Ta có thể bắt gặp những người vô tâm,thờ ơ trước những người gặp khó khăn hoạn nạn.Có những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp.Không quan tâm đến cuộc sống xung quanh và họ tự tạo cho mình một thế giới riêng mà không ai xâm phạm được.Hơn thế nữa,họ còn trốn tránh trách nhiệm ủng hộ quyên góp những nơi gặp tai ương,địch họa.Đặc biệt là họ lợi dụng khi người khác gặp khó khăn thì trục lợi.Họ thường là những con người ích kỷ. Đó chính là những con người cần bị lên án.
     Tóm lại, câu ca dao trên là một lời khuyên chân tình, muốn nhắn nhủ mọi người cùng chung một nước cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau. Đã bao năm trôi qua nhưng câu ca dao vẫn còn giữ ngyên ý nghĩa sâu sắc của nó. Bản thân em luôn ghi nhớ về bài học này, luôn biết sống yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó là một tình cảm đẹp trong xã hội ngày nay như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
           ” Có gì đẹp trên đời hơn thế
       Người với người sống để yêu nhau 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới