viết bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim

viết bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim

2 bình luận về “viết bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim”

  1. Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

    Câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim” nhìn có vẻ ngắn gọn, đơn giản nhưng lại chứa những hàm nghĩa sâu sắc, chứa những ý nghĩa thật lớn lao. Hình ảnh trong câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ và đối lập giữa “sắt” và “kim”. Tại sao ông cha ta lại không dùng hình ảnh khác mà lại dùng sắt” và “kim”?  Câu tục ngữ lấy hình ảnh “sắt”, “kim” gắn liền với vật dụng đời thường hằng ngày mà ai cũng dễ nhận biết. Hồi xưa để có những chiếc kim nhỏ nhắn, tiện dụng cho việc may vá, thêu thì những người thợ làm ra những chiếc kim rất là kỳ công. Họ bỏ ra mồ hôi, công sức, thời gian, luôn kiên trì, bền bỉ mài những miếng sắt to bự thô sơ để tạo hình thành những chiếc kim bé đủ để dùng may đồ. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài. Dù hoàn cảnh khiến chúng ta không có quyền lựa chọn được con đường trước mặt nhưng chúng ta sẽ cố gắng khiến nó trở nên có ý nghĩa hơn bằng tất cả nỗ lực và ý chí bất phục. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số thành phần trong xã hội có tính cách thiếu kiên nhẫn khi làm việc, ỷ lại người khác, nghe theo sự sắp đặt mà không có chính kiến, lười biếng thấy khó liền bỏ chạy. Những người như vậy thật đáng chê trách và lên án. 

    Câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ mà thôi.

    Trả lời
  2. Giải đáp+Lời giải và giải thích chi tiết:
    Có công mài sắt có ngày nên kim
     Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được này nó từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bị ấy được nhận ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.
    Chân lý ngàn đòi có đọng ở những hình ảnh tượng trưng quen thuộc gần gũi. Mượn hình ảnh có thật trong công việc rèn kim loại. Người thọ có thể rèn một thanh sắt thô sơ, to lớn thành một cây kim nhỏ bé, sắc bén. Cũng giống như con người nếu chịu khó học tập, rèn luyện sẽ trở thành một con người thành công, có ích cho xã hội.
    Cuộc sống là một chặng đường dài. Trên chặng đường đó, mỗi bước đi của con người không phải sẽ luôn bằng phẳng. Mà đôi khi chúng ta sẽ đàm phải gai nhọn, làm bàn chân rướm máu. Nhưng người bản linh, kiên trì vượt qua mà không sợ khó khăn, thất bại mới trở thành “cây kim” sắc bén nhất.
    Nhân vật Paven trong “Thép đã tôi thể đấy” của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky với một ước mơ thật cao cả đó là được cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho Cách mạng. Cuộc đời anh đã trải qua nhiều đau đón cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng anh vẫn kiên trì với lí tưởng cách mạng của mình. Câu nói trong tác phẩm đã trở thành chân lí sống cho biết bao bạn trẻ: “Cải quý nhất của con người la là sự sống. Đời người chi sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ăn hạn vì những năm tháng đá sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì di vàng ti tiện và hèn đón của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…”. Chắc hẳn nhiều người đã biết đến bộ tiểu thuyết nổi tiếng Harry Potter. J.K. Rowling – tác giả của bộ tiểu thuyết này đã từng phải trải qua một cuộc sống khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến ly hơn. Mọi chi phí đề trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Bản thảo Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng. Và từ đó mà chúng ta biết đến cái tên Harry Potter như hiện tại.
    Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, có không ít người thiếu đi lòng kiên trì, nghị lực. Họ ngại đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng và sợ hãi thất bại. Khi gặp phải thứ thách, họ sợ hãi không dám bước tiếp, quyết định từ bỏ để rồi cuối cùng rơi vào thất bại kéo dài. Như vậy, có thể khẳng định “Không có gì việc gì khó/Chi sợ lòng không bền”. Nếu chúng ta bèn bị cố gắng vì mục tiêu của bản thân, thì thành công sẽ chờ ở phía cuối con đường. Đây là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Bản thân một học sinh như tôi, sự kiên trì trong học tập, rèn luyện phẩm chất là vô cùng cần thiết. Chi có như vậy, mỗi học sinh mới xứng đảng với danh hiệu chủ nhân tương lai của đất nước. Có thể khẳng định rằng, lòng kiên trì không ngại khó sẽ giúp con người chinh phục được mọi khó khăn trong cuộc sống. Bởi vậy, hãy ghi nhỏ câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” như một phương châm sống.
    @chinguyen6778
    #NHATNGUYEN
    *Đừng quên vote 5 sao + TLHN để giúp mình có thêm động lực nhé! Chúc bạn học tốt ạ!*

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới