viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

2 bình luận về “viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.”

  1. Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
    Trước hết, câu tục ngữ có hai vế. Vế đầu tiên là “đi một ngày đàng” ý chỉ hành động đi ra ngoài tìm hiểu, khám phá trong một khoảng thời gian. Còn vế thứ hai “học một sàng khôn” ý chỉ học được những kiến thức bổ ích, mới mẻ giúp con người hiểu biết hơn. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có nghĩa là khi chúng ta đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều. Chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ.
    Xã hội ngày càng phát triển, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng nhiều. Cùng với việc học tập trong sách vở, chúng ta cần tích lũy từ những trải nghiệm thực tế. Bởi vậy, có bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia mới có thể học tập được những điều mới mẻ. Chúng ta có thể kể đến câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Nhật Vượng, nếu năm xưa chỉ “dùi mài kinh sử” mà không có những trải nghiệm từ những công việc thực tế trong cuộc sống, ông cũng đã không thể trở thành Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup như ngày hôm nay. Hay như các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng… họ cũng phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều kiếp người trong xã hội mới có thể viết ra được những tác phẩm chân thực, sinh động như Chí Phèo, Số đỏ, Bỉ vỏ…
    Đối với một học sinh, việc tích cực đi khám phá, trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho những kiến thức trong sách vở được tiếp thu một cách dễ dàng, sâu sắc hơn. Càng đi nhiều, mới càng khám phá ra được nhiều điều thú vị mà chúng ta còn chưa biết, chưa hiểu. Kiến thức mà con người học được chỉ là một giọt nước giữa đại đương mênh mông. Bởi vậy, việc học tập luôn cần thiết trong cuộc sống.
    Từ đó, chúng ta cần phải tránh xa lối sống thụ động, lười biếng. Những người như vậy thường ngại phải dấn thân, đối đầu với thử thách hay làm những điều mới mẻ. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ chỉ nhận được sự thất bại, ngày càng thụt lùi so với mọi người xung quanh.
    Cuộc đời là những chuyến đi, bởi sau mỗi chuyến đi đó con người sẽ trưởng thành hơn. Thành công không dành cho những người ngại dấn thân, ngại khám phá. Thành công chỉ đến với những người chủ động học hỏi, tự trải nghiệm cuộc sống này. Lời khuyên nhủ của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là hoàn toàn đúng đắn.
    Chúc bạn học tốt!!
    mindayy~
    (Bài này mình trước đây mình đã làm trong Word nên bây giờ Ctrl V là có, mình cũng có tham khảo một số ý từ mạng)

    Trả lời
  2. Trên con đường đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Chúng ta vẫn luôn phải học hỏi không ngừng. Bởi vậy, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
    Câu tục ngữ trên gồm có hai vế là “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Trong vế câu từ nhất, từ “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác; còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy nên “đi một ngày đàng” ý chỉ việc đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế câu thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng; còn “sàng” là dụng cụ của người nông dân xưa có hình tròn được đan bằng tre dùng để lọc sạch thóc khỏi vỏ trấu… Từ đó, “học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ý muốn nói rằng càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Đây cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần dám học hỏi, khám phá của con người.
    Khi xã hội ngày càng phát triển, khối lượng kiến thức cùng nhiều hơn. Mỗi người cần phải học tập, khám phá để nâng cao hiểu biết của bản thân, mới có thể thực hiện được ước mơ, mục tiêu của bản thân. Chúng ta bước ra ngoài thế giới rộng lớn để học hỏi thêm điều mới mẻ, bổ ích cũng như có thêm trải nghiệm để bản thân trưởng thành hơn. Ngược lại, nếu chỉ biết sống thụ động mà không chịu tìm tòi sẽ chỉ thụt lùi lại phía sau. Cũng như học tập trong sách vở là rất tốt, nhưng cũng cần đi ra ngoài thế giới để tìm hiểu để mở mang đầu óc, tích lũy kinh nghiệm thực tế.
    Khi còn là một chàng thanh niên, với tình yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Điều đó đã giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng… Cuối cùng, Bác đã được tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là đi theo cách mạng vô sản. Cuộc đời của Bác Hồ chính là tấm gương cho câu tục ngữ trên.
    Đối với một học sinh, nhiệm vụ chính là học tập thì việc tích cực khám phá, tìm tòi là một điều cần thiết. Chúng ta cũng cần tránh xa lối sống thụ động, lười biếng và ngại dấn thân. Bởi cách sống đó sẽ khiến con người chìm trong thất bại, chán nản mà thôi.
    Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” rất giàu ý nghĩa, đem đến cho mỗi người lời khuyên giá trị, cần thiết để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới